Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Traianus”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Vinh danh: chính tả, replaced: thưở → thuở
Dòng 83:
Sinh thời, Hoàng đế Traianus được tôn vinh là ''Optimus Princeps'', tức bậc đại minh quân không ai sánh bằng. Sau khi ông về cõi vĩnh hằng, người ta kể rằng không có một vị Hoàng đế nào xuất sắc hơn được ông, hay được lòng dân hơn ông. Ông là vị Hoàng đế có tài dụng binh như thần, không bao giờ ngưng nghỉ chiến đấu và có lòng vô cùng dũng cảm theo lối [[triết học Khắc Kỷ]].<ref>Will Durant, ''The Story of Civilization III: Caesar and Christ'', trang 408</ref> Vào giữa [[Thế kỷ 4|thế kỷ thứ 4]], người ta tôn vinh ông không chỉ là một vị chủ tướng lừng lẫy đưa các binh sĩ tinh nhuệ La Mã đến niềm vinh quang chiến thắng, mà còn là một vị Hoàng đế liêm chính và đức độ có một không hai.<ref name="JulianBennett325">Julian Bennett, ''Trajan: optimus princeps: a life and times'', trang 325</ref><ref name="JulianBennettsxvi"/> Khác với nhiều vị đế vương khác đã một thời lừng lẫy trong lịch sử, danh tiếng của Traianus không hề bị suy giảm sau gần 19 thế kỷ. Những công trình đồ sộ mà ông bỏ công gầy dựng sẽ còn làm ấn tượng hậu thế. Việc người La Mã cải đạo Ki-tô giáo càng làm tô điểm thêm huyền thoại về ông: trong thời kỳ [[Trung Cổ]], người ta còn yêu mến ông thậm chí hơn cả thời cổ đại nữa.<ref name="JulianBennettsxvi">Julian Bennett, ''Trajan: optimus princeps: a life and times'', trang XVI</ref> Họ thường nói là [[Giáo hoàng Grêgôriô I]], với ơn trên, đã hồi sinh Hoàng đế Traianus và làm lễ rửa tội cho ông với đức tin Ki-tô giáo. Một lời chứng cho việc này được kể lại trong cuốn "Huyền thoại Vàng" (''[[Golden Legend]]'') nổi tiếng. Các nhà thần học, như [[Tommaso d'Aquino|Thomas Aquinas]] (người Anh), ca ngợi Traianus là điển hình của một tín đồ Đa Thần giáo đức độ. Vào [[Thế kỷ 13|thế kỷ thứ 13]], trong bản [[Thần khúc]] trứ danh, đại thi hào [[Ý]] là [[Dante Alighieri]], dựa vào huyền thoại này, cho biết hoàng linh của Traianus ở trên Thiên đường của thần Jupiter, cùng với những nhân vật lịch sử và huyền thoại nổi tiếng vì đức tính chính trực. Sự ra đời của "Thần khúc" đã khiến cho "sự hồi sinh của Traianus" thời Trung Cổ ngày càng trở nên sống động. Một ví dụ điển hình là ông cũng được tả lại trong bài thơ ''[[Piers Plowman]]'' của nhà thi hào [[William Langland]], một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của nước Anh thời kỳ Trung Cổ. Sự sáng suốt của ông cũng được thể hiện trong bức tranh bộ đôi sống động được trang trí bằng thảm của người [[Flander]] vào thế kỷ thứ [[Thế kỷ 15|15]], nay hãy còn ở [[Viện Bảo tàng Lịch sử Bern]].<ref name="JulianBennettsxvi"/>
 
Vào [[Thế kỷ 18|thế kỷ thứ 18]], khi đêm trường Trung Cổ đã đi qua từ lâu và nhân dân [[châu Âu]] đang sống trong [[thời kỳ Khai sáng]], danh thơm của ông hãy còn tồn vững tồn.<ref name="JulianBennettsxvi"/> Nhà hiền triết Pháp [[Montesquieu]] đã ghi nhận đến ''"sự huy hoàng của Traianus"''.<ref>[[Will Durant]], Ariel Durant, ''The age of Voltaire: a history of civilization in Western Europe from 1715 to 1756, with special emphasis on the conflict between religion and philosophy'', trang 347</ref> Vua nước [[Tây Ban Nha]] là [[Carlos III của Tây Ban Nha|Carlos III]] xuống lệnh do nhà họa sĩ [[Anton Raphael Mengs]] vẽ bức tranh ''Lễ khải hoàn của Traianus'' trên trần [[Hoàng cung Madrid]] – được coi là kiệt tác lớn nhất của nhà họa sĩ. Nhà văn hào [[Pháp]] [[Voltaire]], khi ca ngợi ông [[vua hiền triết]] [[Friedrich II của Phổ|Friedrich II Đại Đế]] nước [[Phổ (quốc gia)|Phổ]]), đã viết rằng ông sáng suốt chẳng kém chi Hoàng đế Traianus.<ref>[[David William Fraser|David Fraser]], ''Frederick the Great: King of Prussia'', trang 63</ref><ref>Nathan Ausubel, ''Superman: the life of Frederick the Great'', trang 346</ref> Vào năm [[1740]], Voltaire cũng tôn vinh vị vua này là ''"có nhân cách của [[Titus]], '''Traianus'''..."''.<ref>[[Theodor Schieder]], ''Frederick the Great'', trang 170</ref> Có kiến trúc sư cung đình cũng tán dương Friedrich II Đại Đế là Traianus, và bản thân ông cũng trích dẫn vị anh hùng Traianus để minh chứng tính "chính nghĩa" của các cuộc chinh phạt của mình.<ref>[[Giles MacDonogh]], ''Frederick The Great'', trang 185</ref><ref>Giles MacDonogh, ''Frederick The Great'', trang 350</ref> Không những liên tục ca ngợi Friedrich II Đại Đế là Traianus trong các thư từ,<ref>[[Robert B. Asprey]], ''Frederick the Great: the magnificent enigma'', trang 116</ref> mà chính Voltaire cũng tán tụng vua Pháp [[Louis XV của Pháp|Louis XV]] là vị Hoàng đế La Mã huy hoàng năm xưa.<ref>David Fraser, ''Frederick the Great: King of Prussia'', trang 141</ref><ref>[[Pierre Gaxotte]], ''Louis XV'', trang 280</ref> Thời đó, người ta cũng ví von vị Hoàng đế [[Đế quốc La Mã Thần thánh|La Mã Thần thánh]] anh minh [[Joseph II của đế quốc La Mã Thần thánh|Joseph II]] với Traianus - một trong những vị Hoàng đế kiệt xuất nhất của La Mã thưởthuở xa xưa mơ hồ.<ref name="ReferenceA"/> Nhà [[lịch sử|sử học]] người Anh là [[Edward Gibbon]] trong cuốn sử La Mã của mình có đưa ra khái niệm "Ngũ hiền đế", trong đó Traianus là vị hiền đế thứ hai.<ref name="JulianBennett325"/> Gibbon kể rằng vị đại anh quân Traianus đã đưa Đế quốc của ông lên đến thời kỳ hoàng kim, và để ca ngợi công đức của ông, hai nhà soạn nhạc nước Ý là [[Giuseppe Nicolini]] và Prunetti đã sáng tác vở [[Opera|nhạc kịch]] ''Trajano in Dacia''.<ref name="JulianBennettsxvi"/> Và ngày nay, Hoàng đế Traianus vẫn hoàn toàn là một minh quân đức độ trong mắt người đời, chiếm vai trò lớn lao trong các vị Hoàng đế La Mã từ cổ chí kim. Và, bên cạnh đó, những công trình xây cất đồ sộ của ông ở kinh thành La Mã vẫn gây cho chúng ta phải ấn tượng, và đường lối xây dựng pháp luật và hành chính của ông vẫn còn có ảnh hưởng đến đời sống.<ref>Julian Bennett, ''Trajan: optimus princeps: a life and times'', trang 254</ref>
 
== Chú thích ==