Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phục Hy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: AlphamaEditor, thêm thể loại, Executed time: 00:00:20.2654053
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 23:
'''Phục Hy''' ([[chữ Hán]]: 伏羲), còn gọi là '''Phục Hi thị''' (伏羲氏), '''Mật Hy''' (宓羲), '''Bào Hy''' (庖羲), '''Bao Hy''' (包羲), '''Hy Hoàng''' (羲皇), '''Hoàng Hy''' (皇羲) hoặc '''Thái Hạo''' (太昊), là người đầu tiên trong [[Tam Hoàng Ngũ Đế]] của [[Trung Quốc]] cổ đại. Ông đứng đầu danh sách Tam Hoàng, bên cạnh [[Thần Nông]] và [[Nữ Oa]]. Ông cùng với Nữ Oa được coi là thủy tổ của [[loài người]] trong quan niệm [[Thần thoại]] [[Trung Hoa]].
 
Ông là một [[anh hùng văn hóa]] của [[Văn minh Trung Hoa]], được cho là người phát minh ra [[chữ viết]], nghề [[đánh bắt cá]], và [[bẫy thú]]. Tuy nhiên, một nhân vật huyền thoại khác là [[Thương Hiệt]] (仓颉倉頡), cũng được coi là người phát minh ra chữ viết. Ông cũng là người nổi tiếng với nhiều bộ sách về dịch lí.
 
Về hình dạng, ông thường được mô tả là thân [[rồng]] đầu người, hoặc thân [[rắn]] đầu người, nhân thế được người đời sau xưng là '''Long tổ''' (龍祖).
 
== Truyền thuyết ==
Theo truyền thuyết Trung Hoa, ông sinh ra tại [[Thành Kỷ]] (成, nay có lẽ là [[Thiên Thủy]], [[Cam Túc]]) sau dời tới [[Trần Thương]] (陈仓陳倉). Đóng đô tại đất Trần [[Hoài Dương|Uyển Khâu]] (nay là [[Hoài Dương]], [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]]).
 
Theo truyền thuyết, ông là người đã kiến thuyết [[Kinh Dịch|Bát quái]] (八卦). Phục Hy được cho là đã phát hiện cấu trúc Bát quái từ các dấu trên lưng một con [[Long mã]] (có sách viết là một con rùa) nổi tên từ dưới sông [[Lạc Hà (nam)|Lạc Hà]], một sông nhánh của [[Hoàng Hà]]. Cách sắp xếp Bát quái này đã sinh ra [[Kinh Dịch]] trong thời [[nhà Chu]]. Phát kiến này còn được cho là nguồn gốc của [[thư pháp]].