Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bạch Xuân Nguyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Bạch Xuân Nguyên''' (chữ Hán: 白春元, ?-1833), là vị quan [[Bố chính sứ|Bố Chính]] đầu tiên của tỉnh Gia Định thời Nguyễn.  Ông được biết đến là vị quan đã theo mật lệnh của triều đình [[Nhà Nguyễn|Nguyễn]], truy xét công tội của vị Tổng trấn Gia Định vừa mất là Tả Quân [[Lê Văn Duyệt]], dẫn đến [[Cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi|cuộc binh biến thành Phiên An]] tại các tỉnh miền Nam.
 
Năm 1832, sau khi [[Tổng trấn]] [[Gia Định]] là [[Lê Văn Duyệt]] mất, vua [[Minh Mạng]] bãi bỏ chế độ tổng trấn trên toàn quốc, tất cả đổi là tỉnh và trực thuộc vào triều đình Huế. Trấn Gia Định cũ được chia thành sáu tỉnh với các quan lại trực tiếp từ triều đình Huế vào thay. Trong đó có [[Tổng đốc]] Nguyễn Văn Quế, [[Bố chính sứ|Bố chính]] Bạch Xuân Nguyên và [[Án sát sứ|Án sát]] Nguyễn Chương Đạt.
 
Theo một số tài liệu, việc truy xét công tội Lê Văn Duyệt của vua Minh Mạng có thể vì nhiều lý do mà trong đó lý do chính do trước đây Lê Văn Duyệt không ủng hộ việc lập hoàng tử Đảm (tức vua [[Minh Mạng]] sau này) làm thái tử nối ngôi vua.  Theo [[Việt Nam sử lược]] của [[Trần Trọng Kim]], việc truy xét công tội Lê Văn Duyệt do Bố chính Bạch Xuân Nguyên đề xuất trước khi đi và được thực thi khi ông vào nhậm chức Bố chính tại [[Gia Định]].
 
Việc đặt bản án, điều tra, buộc tội, đánh mộ Lê Văn Duyệt, cùng với việc thi hành bắt giam, xử tử những người nhà và thuộc hạ của Lê Văn Duyệt, đã thúc đẩy [[Cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi|cuộc binh biến thành Phiên An]]. [[Lê Văn Khôi]], nguyên con nuôi Lê Văn Duyệt và các thuộc hạ của Lê Văn Duyệt lo sợ cho số phận của mình, vào đêm 18 tháng 5 năm Quý Tỵ (tức 5 tháng 7 năm 1833) đã phá tù, dấy binh nổi dậy.