Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Cương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 41:
 
==Bị lưu đày hết đời==
Tuy nhiên, Tống Cao Tông cùng bọn [[Uông Bá Ngạn]], [[Hoàng Tiềm Thiện]] của phái chủ hòa đã khiến cho hành động kháng Kim của ông gặp nhiều trở ngại. Đầu tiên, điều Lý Cương nhiệm chức Thượng thư tả bộc xạ kiêm Môn hạ thị lang (Tả tướng), lấy Hoàng Tiềm Thiện thay làm Hữu tướng, nhằm kiềm chế ông. Sau đó bãi chức của Trương Sở, Phó Lượng, phế bỏ Hà Bắc chiêu phủ tư và Hà Đông kinh chế tư. Lý Cương hết sức biện hộ cho Trương Sở, Phó Lượng, lại phản đối Cao Tông tiếp tục chạy về nam. Tháng 8, ông bị gán cho tội danh "''lấp liếm ngôn luận, chuyên quyền triều chánhchính''", đổi làm Quan Văn điện đại học sĩ, Đề cử Động Tiêu cung.
 
Tháng 10 cùng năm đến năm thứ 3 (1129), Tống Cao Tông tiếp tục chạy về nam, quận huyện Lưỡng Hà nối nhau thất thủ. Trong thời gian này, Lý Cương chịu thêm một phen chỉ trích, đầu tiên bị bãi chức Quan Văn điện đạiĐại học sĩ, đày đi Ngạc Châu <ref>Nay là [[Vũ Xương]], [[Vũ Hán]], [[Hồ Bắc]]</ref>, rồi bị biếm làm Đan Châu đoàn luyện phó sứ, đày đi Vạn An quân <ref>Nay là [[Vạn Ninh]], [[Hải Nam]]</ref>, đến mùa đông mới được phép tự do cư trú.
 
Tháng 2 năm Thiệu Hưng thứ 2 (1132), Lý Cương được khởi dụng làm [[Hồ Quảng]] tuyên phủ sứ kiêm Tri Đàm Châu, kiến nghị triều đình tại một dải Kinh Hồ đồn trú trọng binh để mưu tính đoạt lại [[Trung Nguyên]]. Tấu nghị còn chưa lên đường, ông lại tiếp tục chịu đàn hặc, bị bãi chức, nhận hàm Đề cử Tây Kinh Sùng Phúc cung, tức là bị đày đi [[Phúc Châu]].
 
Năm thứ 4 (1134), được trở về Thiệu Vũ cư trú. Liên quân Kim, NgụyLưu Tề tiến đánh Nam Tống, ông lại trình lên kế sách phòng ngự, đề xuất tập kích ToánhDĩnh Xương <ref>Nay là [[Hứa Xương]], [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]]</ref> ở sau lưng quân địch.
 
Năm thứ 5 (1135), Lý Cương lại dâng lên một bản tấu dài trần thuật đại kế Trung hưng, chỉ ra sự yếu đuối của triều đình Nam Tống là do trên dưới cầu an, không phải là kế lâu dài; sách lược lui tránh "''chỉ tạm mà không lâu dài, chỉ một mà không lặp lại, lui 1 bước thì mất 1 bước, lui 1 thước thì mất 1 thước''", răn đe Cao Tông "''chớ lấy địch lui mà làm vui, phải lấy mối thù chưa báo được mà căm giận. Chớ lấy đông nam mà an tâm, phải lấy Trung Nguyên chưa giành lại, Xích Huyện Thần Châu'' <ref>Theo [[Sử Ký (định hướng)|Sử ký]], '''Xích Huyện Thần Châu''' là tên mà học thuyết "'''Đại Cửu Châu'''" của [[Sô Diễn]] (còn gọi là [[Trâu Diễn]]) dùng để gọi Trung Nguyên, về sau dùng để gọi Trung Nguyên hay Trung Quốc</ref> ''mất cho nước địch mà hổ thẹn; chớ lấy chư tướng nhiều lần báo tiệp mà lơi tay, phải lấy quân – chánh chưa sửa sang, sĩ khí chưa chấn hưng trong khi cường địch vẫn còn đấy mà lo lắng''". Ông kiến nghị triều đình trước tiên liệu lý Hoài Nam, Kinh Tương làm bình phong của đông nam, ở đông - tây Lưỡng Hoài cùng Kinh Tương đặt 3 viên đại soái, đều lãnh trọng binh để mưu tính khôi phục. Triều đình có chiếu an ủi.
 
Tháng 10 cùng năm, Lý Cương đổi nhiệm chức Chế trí đại sứ kiêm Tri Hồng Châu.
 
Năm thứ 8 (1138), [[Vương Luân]] đi sứ nước Kim trở về, ông dâng tấu can ngăn không nên chấp thuận những yêu cầu của người Kim. Bản tấu lại chịu nhiều chỉ trích, ĐếCao Tông nói: "''Đại thần nên như thế này!"''
 
Tháng 2 năm thứ 9 (1139), Lý Cương được khởi dụng làm Hồ Nam lộ an phủ đại sứ kiêm Tri châu Đàm Châu, dâng sớ từ chối.
 
Tháng giêng năm sau (1140), ông mất ở Phúc Châu, hưởng thọ 58 tuổi. Triều đình sai sứ phúng tặng, thăm hỏi gia quyến, cấp chi phí tang lễ. Được tặng hàm Thiếu sư, họ hàng gần có đến 10 người làm quan.
Dòng 61:
Ông được táng ở chân phía nam núi Đại Gia, thôn Quang Minh, trấn Kinh Khê, [[Mân Hầu|huyện Mân Hầu]], [[Phúc Châu|thành phố Phúc Châu]].
 
Năm Thuần Hi thứ 16 (1189), Lý Cương được ban thụy là '''Trung Định'''.
 
==Trước tác==