Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Cương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 99:
 
==Giai thoại: Biển nhục Tây Thi==
Năm Tuyên Hòa đầu tiên (1119), Lý Cương bị đày đến huyện Sa. Ông ngụ ở nhà khách mé tây chùa Hưng Quốc tại cửa Đông. Chỉ là một viên quan bị biếm chức, công việc chẳng có gì nhiều, phần lớn thời gian là rảnh rỗi, Lý Cương cùng bọn danh sĩ Đặng Túc vui chơi tiệc tùng, làm thơ hát xướng.
 
Hằng ngày ông đến một quán thức ăn nhẹ (chữ Hán: 小吃, tiểu cật) <ref>Thức ăn nhẹ của huyện Sa (Sa huyện tiểu cật) đã được phát triển thành một [[thương hiệu]] địa phương tại Trung Quốc</ref> ở mé đông chùa Hưng Quốc để dùng bữa sáng. Chủ quán là La Phát Thổ, lớn tuổi, tính thật thà không khéo ăn nói. Vợ La là Nhạc Tú Cơ, dung mạo xinh xắn, da dẻ trắng đều, tính thông minh giỏi giang, lại giỏi làm các thức ăn nhẹ là Biển nhục <ref>'''Biển nhục''', '''Nhục yến''' hay '''Biển thực''' là một món ăn Trung Quốc theo cách gọi của người [[Phúc Kiến|Mân]] – [[Đài Loan|Đài]]: vỏ bên ngoài được làm bằng bột mì, tùy theo hình dáng và màu sắc mà nhồi thêm các loại bột và nguyên liệu khác; nhân bên trong được làm từ [[thịt]] bằm nhuyễn, [[rau]] xắt vụn, [[hải sản]],… Hình thức, công thức làm vỏ và nhân bánh, tùy theo vùng, miền mà thay đổi, nhân đó tên gọi cũng thay đổi. Người phương bắc Trung Quốc gọi là '''[[hồn đồn]]''' (đây cũng là tên gọi nguyên thủy của loại bánh này, là do đọc trại '''[[hỗn độn]]'''), người một dải [[Ba (nước)|Ba]] [[Thục]] ở tây nam gọi là '''[[sao thủ]]''', người [[Vũ Hán]] gọi là '''[[thanh thang]]''', người [[Quảng Châu]] gọi là '''[[vân thôn]]''' (người [[Việt Nam]] đọc trại là [[vằn thắn]] hay [[vằn thắn|hoành thánh]]). Biển nhục có chút khác biệt so với Hồn đồn: vỏ mỏng nhân lớn, chú trọng mùi vị tươi ngon. Cần phân biệt '''Hồn đồn''' <được nấu và dùng với canh nóng> và '''[[Giáo tử]]''' ([[bánh chẻo]]) hay '''[[Chưng giáo]]''' (bánh chẻo hấp), còn gọi là '''[[Thủy giáo]]''' ([[vằn thắn|sủi cảo]]) hay '''[[Hà giáo]]''' ([[há cảo]], tức sủi cảo nhân hải sản, đại biểu là [[tôm]]) <được hấp và dùng với nước chấm></ref>, Thiêu mại ([[xíu mại]]), Ngư hoàn ([[cá viên]]), Bàn cao ([[bánh bò]])… Hai vợ chồng tuy nhiều khác biệt nhưng rất hòa hợp; còn với người ngoài, thức ăn nhẹ của họ là ngon nhất vùng. Có người nhân đó gọi Nhạc Tú Cơ là Biển nhục [[Tây Thi]], dù món ăn ngon nhất của quán lại là Thiêu mại. Thiêu mại của Biển nhục Tây Thi có một lớp vỏ mỏng, hấp chín xong thì trong suốt như ngọc, chấm với nước tương rồi cho vào miệng, cảm thấy ngọt ngào giòn tan, răng ngập trong mùi vị tươi ngon. Biển nhục Tây Thi tuy không học hành, nhưng rất biết đại thể, đối với Lý Cương vô cùng kính trọng, mỗi khi ông đến, không chỉ các món ăn được làm một cách đặc biệt, mà còn phục vụ chén lớn hơn hẳn của người khác.