Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thoại Ngọc hầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Nỗi oan ức: Làm kỹ hơn nỗi oan
Dòng 50:
:''Hoàng Việt, Hiển khảo, Thống chế án thủ Châu Đốc đồn, lãnh Bảo Hộ Cao Miên quốc ấn, kiêm quản Hà Tiên trấn biên vụ, được ban Nhị cấp, thưởng Kỷ lục lần thứ tư, và được truy tặng Tráng Võ tướng quân, Trụ quốc Đô thống, tên thụy là Võ Khác. Ông họ Nguyễn, tên húy là Thoại. Bia này lập năm [[Minh Mạng]] thứ 10 ([[1829]]) do con trai là Nguyễn Văn Lâm''.
 
==Nỗi oan ức http://baophapluat.vn/rubic-cuoc-song/oan-an-cong-than-thoai-ngoc-hau-297904.html ==
==Nỗi oan ức ==
[[Tập tin:Lăng Thoại Ngọc Hầu.jpg|nhỏ|phải|250px|Khu lăng Thoại Ngọc Hầu.]]
Năm Kỷ Sửu (1829), tuổi cao, sức yếu, Thoại Ngọc hầu rồi cũng đến lúc về với tiên tổ. Công lao phò vua dựng nước, kiến thiết cơ nghiệp nhà chúa của ông, được sử nhà Nguyễn ghi nhận là “Thụy cầm cương giàn ngựa đi theo hầu vua, nên được tri ngộ, lại bôn ba con đường thượng đạo, qua lại các nước Xiêm, Lào, Lạp man, thực là có công”. 
Sách ''Đại Nam chánh biên liệt truyện'' (tờ 12b), cho biết sau khi Thoại Ngọc Hầu mất rồi, có một viên chức tên Võ Du ở Hình tào <ref>Hình tào ở đây là cơ quan đại diện của [[bộ Hình]] ở Gia Định Thành (chú thích của GS. Nguyễn Khắc Thuần, Kỷ yếu, tr. 185),</ref>, đứng ra tố cáo ông đã nhũng nhiễu của dân nhiều khoản. Vua [[Minh Mạng]] giao việc nầy cho [[bộ Hình]] tra xét. Sau khi triều đình nghị án, ông bị truy giáng chức tước xuống hàm ngũ phẩm, con trai ông tên Nguyễn Văn Tâm bị lột ấm hàm; tất cả điền sản để lại đều bị tịch thu, phát mãi. Về sau, người ta không biết Văn Tâm đi đâu và làm gì, riêng Nguyễn Văn Minh, con dòng thứ, cam phận sống cảnh dân dã, nghèo nàn.
 
Công nghiệp ở đời của ông, lớn lao lắm, vậy mà hồn về nơi chín suối, nhưng dư âm oan khuất cõi phong trần vẫn chưa yên. Liệt truyện có chép: “Sau khi Thụy chết, rồi Hình tào là Vũ Du trích phát ra nhiều khoản về sinh việc nhiễu dân.
Còn người nghĩa tế (con rể) tên Võ Vĩnh Lộc, cưới con gái nuôi của ông tên (thị) Nghĩa, sau theo [[Lê Văn Khôi]] chống lại triều đình. Khi cuộc nổi dậy bị phá tan, vợ chồng Lộc đều bị bắt, bị giết. Nhà vua chỉ dụ cho [[bộ Hình]] điều tra mối quan hệ giữa Vĩnh Lộc và ông...Thời gian sau mọi việc được phơi bày, ông không dính líu gì với người con rể trong [[Cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi|sự biến tại thành Phiên An]], còn Võ Du thì phạm tội tố cáo gian, bị cách chức đày đi [[Cam Lộ (huyện)|Cam Lộ]] ([[Quảng Trị]]). Nhưng theo ''[[Đại Nam thực lục]]'' thì vua Minh Mạng đã phán rằng: ''Nguyễn Văn Thụy dẫu không can vào việc này, nhưng sai dân Phiên ([[Campuchia|Cao Miên]]) làm việc riêng, sửa mộ đắp đường, cũng đáng tội, vậy cứ chuẩn y nguyên án''<ref>''Đại Nam thực lục'' (quyển 3), phần ''Thực lục về Thánh tổ Nhân hoàng đế'', Đệ nhị kỷ. Nhà xuất bản Giáo dục, 2007, trang 320.</ref>.
 
Sai giao xuống bộ Hình bản xử. Khi bản án dâng lên, xuống chiếu truy giáng 5 phẩm hàm, thu lại chức tập ấm của con, lại tịch thu cả gia sản truy đổi lại dân Phiên đã cấp cho trước. Du rồi sau vì dò xét không đúng sự thực phải cách chức, phát ra Cam Lộ để hiệu lực”.
Mãi đến ngày 25 [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[Giáp Tý]] ([[1924]]), vua [[Khải Định]] mới xét và chính thức truy phong ông Thoại làm ''Đoan Tức Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần''. Tính đến ngày ấy, nỗi oan mà anh linh Thoại Ngọc Hầu và con cháu ông gánh chịu đã hơn 90 năm <ref>Ngày 15 [[tháng tám|tháng 8]] ([[âm lịch]]) năm [[Bảo Đại]] thứ 18 ([[1943]]), lại gia phong cho ông làm ''Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng Trung Đẳng thần''. Tờ sắc này hiện được lưu giữ trong đền thờ ông ở [[núi Sập]] (theo Nguyễn Văn Hầu, sách đã dẫn, tr 283).</ref>.
 
Sự thể tường tận vụ án oan của vị công thần này, được nghiên cứu của Nguyễn Văn Hầu trong Thoại Ngọc hầu và cuộc khai phá miền Hậu Giang cho hay là sau khi tên Du tố cáo, vua Minh Mạng cho mở cuộc điều tra.
Theo phần tổng kết trong cuộc Hội thảo khoa học danh nhân Thoại Ngọc Hầu, thì đây ''"là chuỗi âm mưu kéo dài của Minh Mạng nhằm hạ bệ uy tín những công thần có liên quan đến [[Lê Văn Duyệt]]"''<ref>Theo ''Kỷ yếu'', tr. 250.</ref>.
 
Dẫu Thoại Ngọc hầu đã mất, vẫn bị giám xuống hàng ngũ phẩm. Con ông là Lâm thì bị cách đoạt hết ấm chức. Gia sản của ông lúc sinh thời bị tịch thu để đem chia cho dân Miên. Đất của ông ở huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn bị phát mãi… Nghĩa là ông từ công thần có công trở thành kẻ tội đồ. 
 
Ấy nhưng sau này triều đình làm sáng tỏ ra được thực chất đây là một vụ vu oan giá họa, thì người vô tội đã không còn cơ hội mà cải chính khi nằm sâu ba tấc đất rồi. Tên Du kia dù bị đày đi Cam Lộ, Quảng Trị, nhưng nỗi oan của ông vẫn chưa được bù đắp, danh phẩm chưa được phục hồi.
 
Con dòng thứ của Thoại Ngọc hầu là Nguyễn Văn Minh phải sống cuộc đời thường dân; còn Lâm thì đã bị mất hết chức tước tập ấm. Vậy là, án oan sáng tỏ, nhưng vua Minh Mạng lại không có hành động cụ thể gì để phục hồi lại danh dự bị kẻ xấu làm hoen ố của Thoại Ngọc hầu. 
 
Thoại Ngọc Hầu chỉ được phong Trung đẳng thần theo sắc truy phong của vua Khải Định năm thứ 9, tháng (?) ngày 25, và sắc của Bảo Đại năm thứ 18, tháng 8 ngày 15. Các sắc này đều ở dạng "bổn nhì" vì sắc thời Minh Mạng đã bị thu hồi, do Võ Du tố cáo ông nhũng nhiễu của dân và còn vì con gái nuôi của ông tên (thị) Nghĩa có chồng là Võ Vĩnh Lộc, theo Lê Văn Khôi chống lại triều đình.
 
Ngạc Xuyên Ca Văn Thỉnh khi nhận xét về vụ án oan của công thần họ Nguyễn trên Đại Việt tập chí, số 29, đã chua xót mà rằng “Đọc đoạn cuối cùng trong tiểu sử (ghi trong Đại Nam chính biên liệt truyện – người dẫn chú), chúng ta bắt đầu đau lòng trông thấy vết lọ mà kẻ nha thuộc bôi lên danh dự của Ngài.
 
Chúng ta bắt ngậm ngùi hồi tưởng lại công nghiệp vĩ đại của Ngài, mà khi quá cố, lại kẻ tiểu nhơn cáo gian, không được đấng chí tôn soi xét; rồi tự hỏi: “Oan hồn Ngài có ngậm tủi tự chốn tuyền đài chăng?”. 
 
Người thì đã mất, chỉ khổ cho cháu con nơi trần gian phải ngậm đắng nuốt cay vì án oan của cha ông. Sau này, nghĩa tế của Thoại Ngọc hầu là Võ Vĩnh Lộc (Thoại Ngọc hầu không có con gái, đã nhận con nuôi là Thị Nghĩa. Sau Nghĩa lấy Lộc), vì mối căm hồn chất chứa với triều đình đã cùng vợ mình tham gia vụ biến thành Phiên An của Lê Văn Khôi. Lộc làm Hậu quân dưới trướng Khôi. Dĩ nhiên là sau này vụ nổi loạn của Lê Văn Khôi bị dẹp. Lộc và vợ phải chịu tội làm loạn.
 
Theo tờ tâu của bộ Hình sau khi tra xét, thì “Thị Nghĩa là vợ của Vĩnh Lộc. Cứ theo lời khai của con ông Văn Thoại đã mất tên là Nguyễn Văn Lâm, thì năm xưa cố Nguyễn Văn Thoại từng bảo dưỡng Thị Nghĩa, nhưng Thị Nghĩa vốn không phải là con của Văn Thoại sinh ra.
 
Trước kia tên nghịch Lộc có dẫn Thị Nghĩa đem vào trong thành. Các thứ lớp, sự tình kính trình lên đầy đủ”. Tờ trình này không cho biết thêm gì về hậu quả mà Lộc và Thị Nghĩa phải nhận. Nhưng việc triều đình chém cả ngàn người vụ loạn Khôi, và Lộc thì giữ Hậu quân của Khôi, thì tội chẳng nhỏ.  
 
Dẫu bị triều đình làm nên sự oan khuất là thế, nhưng với hậu thế, công lao của ông thì bia đá có mòn, chứ lòng ngưỡng vọng của dân thì không có phai, như trong Người Việt đất Việt có ngâm ngợi rằng:
 
Hùng vĩ Lăng ông Thoại Ngọc hầu,
 
Ngàn xưa coi lại nét thanh cao.
 
Phò vua, trải mật bao gian khổ,
 
Công nghiệp còn ghi dấu cựu trào...
 
==Chánh thất==