Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Trọng Nghĩa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 94:
 
== Thân thế và sự nghiệp ==
* Ông sinh năm 1922, từng mang các tên Đoàn Xuân Tín, giáo sư Lê Ngọc và sau cùng là Lê Trọng Nghĩa. Trong đó Lê Trọng là tên của người thầy giáo đầu tiên của ông, còn Nghĩa với ý là khởi nghĩa. Ông xuất thân là một sinh viên khoa Luật, thông thạo nhiều thứ tiếng<ref>{{Chú thích web|url = http://bantroik5sg.vnweblogs.com/post/10696/229658|title = Cục trưởng Cục Quân báo Lê Trọng Nghĩa}}</ref>
* Ngày 10 tháng 3 năm 1945 được giao trách nhiệm bảo vệ "thượng cấp" [[Trần Đăng Ninh]] trèo tường vượt ngục Hỏa Lò. Ngay sau đó được ông [[Lê Đức Thọ]] giao nhiệm vụ cùng ông Vũ Quý sang Dân chủ Đảng (và từng là ủy viên TW của Đảng này) nắm lực lượng trí thức, sinh viên.
* Ngày 19 tháng 8 năm 1945, ông là Ủy viên Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội khi mới 23 tuổi, đóng vai trò lớn trong [[Tổng khởi nghĩa Hà Nội]]. Theo ông [[Nguyễn Minh Cần]], cựu Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ Hà Nội, ông Nghĩa lúc bấy giờ thay mặt cho Việt Minh đã thảo luận 5 lần với chính phủ Trần Trọng Kim.<ref name=bbc3>{{Chú thích web|url = http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/02/150224_nguyen_minh_can_view|title = Từ vụ 'Xét lại chống Đảng' tới Nam tiến}}, BBC, 25.02.2015</ref> Ông cũng tiếp xúc với đại diện Tướng Tsuchihashi Yuitsu (1891-1975) Tổng tư lệnh quân đoàn 38 phòng thủ Đông Dương để tranh thủ sự ủng hộ ngầm của quân đội Nhật do đó Nhật không đàn áp Việt Minh. Nhờ sự can thiệp của những nhân vật từng tiếp xúc với ông Lê Trọng Nghĩa là ông chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật-Việt và nhân viên tình báo Lý Hán Tân, Nhật cho phép [[Việt Nam Giải phóng quân]] được vào Hà Nội giúp Việt Minh giành chính quyền khai sinh ra nước [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]].<ref>[http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/02/160216_colonel_le_trong_nghia_life Cánh tay phải bị tù của Tướng Giáp], BBC, Phạm Cao Phong, 17/2/2016</ref>