Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khalid ibn al-Walid”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 17:
'''Abū Sulaymān Khālid ibn al-Walīd ibn al-Mughīrah al-Makhzūmī''' ({{lang-ar|أبو سليمان خالد بن الوليد بن المغيرة المخزومي}}&lrm;; 585–642), còn được người đời tôn sùng là '''Sayf Allāh al-Maslūl''' ({{lang-ar|سيف الله المسلول}}; ''Lưỡi gươm của Allah''), là người bạn đồng hành của Muhammad và là một trong số ít các danh tướng bất khả chiến bại trong lịch sử. Nổi tiếng với tài cầm quân và lòng dũng mãnh, ông chỉ huy quân Medina của Muhammad và quân đội của những người kế nhiệm trực tiếp của Muhammed từ [[nhà Rashidun]] là [[Abu Bakr]] và [[Umar ibn Khattab]].<ref name="Britannica">[http://www.britannica.com/eb/article-9045249 Khalid ibn al-Walid], Encyclopædia Britannica Online. Retrieved. 17 October 2006.</ref> Nhờ tài cầm binh tài tình của ông, [[bán đảo Ả Rập]] lần đầu tiên trong lịch sử đã được thống nhất dưới một thực thể chính trị duy nhất - [[caliphate]]. Là một chỉ huy của quân đội của nhà nước Hồi giáo mới ra đời, Khalid dành thắng lợi trong hơn trăm trận trước quân đội [[Đế quốc Đông La Mã|Đế quốc La Mã Byzantine]], [[Đế quốc Sassanid]] Ba Tư cùng các đồng minh của họ, cộng với các bộ lạc Ả Rập khác. Thành tựu chiến lược của ông bao gồm cuộc chinh phục bán đảo Ả Rập trong cuộc [[chiến tranh Ridda]], chinh phạt xứ [[Lưỡng Hà]] của Ba Tư và tỉnh Syria của La Mã chỉ trong vòng một vài năm từ 632 đến 636. Ông cũng được nhớ đến với những thắng lợi quyết định tại các [[trận Yamamah]], [[Trận Ullais|Ullais]], [[Trận Firaz|Firaz]] và những thắng lợi chiến thuật tại các [[trận Walaja]] và [[Trận Yarmouk|Yarmouk]].<ref name="akram496">{{Harvnb|Akram|2004|p=496}}</ref>
 
Khalid ibn al-Walid (nghĩa là ''Khalid con trai của al-Walid'') xuất thân từ bộ lạc [[Quraysh]] từ [[Makkah]], một gia tộc vốn ban đầu phản đối Muhammad. Ông đóng một vai trò quan trọng trong chiến thắng của người Makkah trong [[trận Uhud]] trước quân đội người Hồi giáo. Nhưng sau đó, ông cải sang đạo Hồi và theo phò tá Muhammad sau khi ký kết [[hiệp ước Hudaybiyyah]]. Sau đó, ông tham gia các cuộc chinh chiến ngang dọc của Muhammad, điển hình như [[trận Mu'tah]], trận chiến đầu tiên giữa người La Mã và người Hồi giáo. Khalid ibn Al-Walid kể lại rằng cuộc chiến đã diễn ra rất ác liện và rằng chính tay ông đã chém gãy chín thanh kiếm trong trận này. Điều này mang lại cho ông danh hiệu 'Saif-ullah' có nghĩa là "Lưỡi gươm của Allah". Khalid lên nắm quyền thống lĩnh quân đội sau khi các tướng [[Zayd ibn Haritha]], rồi [[Jafar ibn Abi Talib]] và rồi [[Abdullah ibn Rawahah]] lần lượt thiệt mạng. Sau cái chết của Muhammad, ông đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chỉ huy quân Medinah cho Abu Bakr trong cuộc [[chiến tranh Ridda]] khi chinh phục miền Trung Ả Rập và chinh phục các bộ lạc Ả Rập khác. Ông chinh phạt xứ Al-Hirah, một chư hầu của nhà Sassanid và đánh bại quân đội Sassanid Ba Tư trong cuộc chinh phạt xứ [[Iraq]] (Mesopotamia). Sau đó, ông chuyển sang mặt trận phía tây và chiếm được tỉnh Syria và nước chư hầu [[Ghassanid]] của La Mã.
 
Mặc dù bị Umar nghi kỵ vì nắm binh quyền quá lớn và bị hạ chức, nhưng ông vẫn tiếp tục thể hiện tài năng chỉ huy của mình qua việc giàn trận chống lại quân đội Đông La Mã trong giai đoạn đầu của [[Chiến tranh Ả Rập-Đông La Mã|cuộc chiến giữa người Ả Rập và Đông La Mã]]. Dưới sự chỉ huy của ông, thành [[Damas]] bị hạ năm 634 và người Ả Rập đã dành một chiến thắng chủ chột tại trận Yarmouk trước người La Mã năm 636, dẫn đến cuộc chinh phạt xứ Bilad al-Sham ([[Levant]]). Năm 638, khi đang đứng trên đỉnh cao của đời binh nghiệp, ông bị Umar tước hết binh quyền.