Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thời kỳ Khai Sáng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ahihi456 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Ahihi456 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{1000 bài cơ bản}}'''Thời kỳ Khai minh''' hay '''Thời kỳ Khai sáng''' ([[tiếng Anh]]: ''Age of Enlightenment''; [[tiếng Pháp]]: ''Siècle des Lumières''), còn gọi là '''Thế kỷ Ánh sáng''', là giai đoạn [[thế kỷ 18]] của [[triết học Tây phương|triết học phương Tây]], hay thời kỳ dài hơn gồm cả [[Thời đại Lý tính]] (''Age of Reason''). Từ này có thể được dùng với nghĩa hẹp hơn để chỉ phong trào của trí thức trong lịch sử, '''phong trào Khai sáng''', phong trào ủng hộ [[chủ nghĩa duy lý|lý tính]] với vai trò nền tảng căn bản của quyền lực.
 
Thời kỳ Khai sáng thường được liên hệ chặt chẽ với cuộc [[Cách mạng khoa học|Cách mạng Khoa học]], do cả hai phong trào đều nhấn mạnh vào [[lý tính]], [[khoa học]] hay [[sự hợp lý]], trong khi phong trào Khai sáng còn tìm cách phát triển hiểu biết có hệ thống về các quy luật tự nhiên và thần học. Phong trào bắt nguồn từ cuộc cách mạng tri trức khởi đầu bởi [[Galileo Galilei|Galileo]] và [[Isaac Newton|Newton]], trong một bầu không khí ngày càng kém thiện cảm với quyền lực áp chế, trong những khám phá về [[cá nhân]], [[xã hội]], và [[nhà nước]], các nhà tư tưởng Khai sáng tin rằng có thể áp dụng tư duy có hệ thống cho mọi lĩnh vực của hoạt động con người và đưa nó vào hoạt động nhà nước. Những người đi đầu phong trào tin rằng họ sẽ dẫn thế giới vào một thời đại mới của nhân bảntính, lý tính và tự do từ một thời kỳ dài đầy nghi ngờ, phi lý, mê tín dị đoan, và độc tài mà họ gọi là ''[[Thời kỳ Đen Tối]] '' (''Dark Ages''). Nhà văn thiên tài Pháp [[Voltaire]] nổi tiếng là một người chỉ trích việc áp đặt tôn giáo truyền thống, đồng thời là nhà triết học và nhà sử học văn hóa,<ref>Gerhard Ritter, ''Frederick the Great: a historical profile'', trang 45</ref><ref>Jackson J. Spielvogel, ''Western Civilization: Since 1500''</ref> được vị vua kiệt xuất của nước [[Vương quốc|Phổ]] lúc ấy là [[Friedrich II của Phổ|Friedrich II Đại Đế]] rất ưa chuộng.<ref>Baron Thomas Babington Macaulay Macaulay, ''Life of Frederick the Great'', trang 43</ref> Phong trào đã góp phần tạo ra nền tảng tư tưởng cho [[Cách mạng Mỹ]] và [[Cách mạng Pháp]], [[Phong trào độc lập Mỹ La Tinh]], và [[Hiến pháp Ba Lan ngày 3 tháng 5]]; góp phần dẫn tới sự trỗi dậy của [[chủ nghĩa tự do]] cổ điển, [[dân chủ]], và [[chủ nghĩa tư bản]].
 
Phong trào Khai sáng đi kèm với thời kỳ cổ điển và [[baroque]] trong âm nhạc và thời kỳ [[tân cổ điển]] trong nghệ thuật; thời hiện đại chú ý đến phong trào Khai sáng như là một trong những mô hình trung tâm cho nhiều phong trào thời [[hiện đại]].