Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Yến Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 26208128 của Bùi Công Chức (thảo luận)
Xóa các nội dung có thể vi phạm bản quyền và chưa có nguồn dẫn
Dòng 33:
 
Công Tôn Tiệp giật mình nói lớn: Công ta nhỏ mọn mà được ăn đào, không nhường cho bạn sao gọi là liêm, không chết theo bạn sao gọi là dũng? Công Tôn Tiệp cũng đâm cổ chết theo. Cổ Giả Tử la lên:Ba ta đã kết nghĩa với nhau. Nay hai bạn đã chết rồi, ta sống làm gì. Nói rồi cũng tự sát.
 
== Khéo can được vua ==
Vua Cảnh Công thấy con ngựa yêu của mình chết mà bắt phanh thây kẻ nuôi ngựa là đang cơn tức giận, không còn hiểu nghĩa lý, pháp luật là gì nữa. Thế mà Án Tử can ngăn được là vì tuy gọi chiều lòng, kể tội người nuôi ngựa, mà kỳ thực lại gợi đến cái lòng nhân ái của Cảnh Công, làm cho Cảnh Công phải tỉnh ngộ và biết hối. Giỏi thay! Mấy lời nói dịu dàng, thảnh thơi, mà cảm hóa được quân vương.
 
Vua Cảnh Tông nước Tề có con ngựa quý, giao cho một người chăn nuôi. Con ngựa tự nhiên một hôm lăn ra chết. Vua giận lắm, cho là giết ngựa, sai ngay quân cầm dao để phanh thây người nuôi ngựa. Án Tử đang ngồi chầu thấy thế, ngăn lại hỏi vua rằng:
 
“Vua Nghiêu, vua Thuấn xưa phanh thây người thì bắt đầu từ đâu trước?”(1)
 
Cảnh Công ngơ ngác nhìn nói: “Thôi hãy buông ra, đem giam xuống ngục để rồi trị tội.”(2)
 
Án Tử nói rằng: “Tên phạm này chưa biết rõ tội mà phải chịu chết, thì vẫn tưởng là oan. Tôi xin vì vua kể rõ tội nó, rồi hãy hạ ngục”.(3)
 
Vua nói: “Phải”.
 
Án Tử bèn kể tội rằng: “Nhà ngươi có ba tội đáng chết. Vua sai nuôi ngựa mà để ngựa chết là một tội đáng chết. Lại để chết con ngựa rất quí của vua, là hai tội đáng chết. Để vua mang tiếng, vì một con ngựa mà giết chết một mạng người, làm cho trăm họ(4) nghe thấy ai cũng oán vua, các nước nghe thấy ai cũng khinh vua, ngươi làm chết một con ngựa mà để đến nỗi dân gian đem lòng oán giận, nước ngoài có bụng dòm dỏ, là ba tội đáng chết, ngươi đã biết chưa? Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục...”
 
Cảnh Công nghe nói ngậm ngùi than rằng: “Thôi, tha cho nó! Thôi, tha cho nó! Kẻo để ta mang tiếng bất nhân”.
 
== Can vua bỏ rượu ==
Vua Cảnh Công nước Tề hay uống rượu, có bận say luôn mấy đêm ngày, xao lãng cả việc nước. Huyền Chương can, nói:
 
“Nhà vua uống rượu say sưa như thế, hạ thần xin can, nhà vua không nghe, hạ thần xin tự tận”.
 
Ngay lúc ấy Án Tử vào yết kiến vua. Vua bảo: “Huyền Chương can ta bỏ rượu, không thì y tự tận. Nếu ta mà nghe, thì ta hoá ra non, nếu ta không nghe, lỡ Huyền Chương chết thì cũng đáng tiếc”.
 
Án Tử nói: “May lắm! May mà Huyền Chương gặp được nhà vua, chớ như Vua Kiệt, Vua Trụ, thì chết mất rồi, còn đâu sống được đến bây giờ nữa!”.
 
Cảnh Công nghe nói, tỉnh ngộ, từ hôm đó chừa rượu.
 
== Lòng cương trực ==
Thôi Trữ là quyền thần nước Tề, định giết vua Trang Công, bèn hội họp sĩ phu lại ăn thề. Ai nấy đều sợ hãi, răm rắp vâng lời. Duy có Án Tử nghiễm nhiên như không nhất quyết không chịu thề.
 
Thôi Trữ bảo Án Tử: "Ngươi nghe ta. Ta lấy được nước thì ta cho một nửa. Nhược bằng không nghe, ta giết ngay lập tức."
 
Lúc ấy, bốn mặt quân lính hầm hầm những muốn đưa gươm giáo ra đâm chém Án Tử. Chết đến nơi, mà Án Tử vẫn không biến sắc mặt, ung dung nói rằng: "Lấy lợi nhử người ta, mà bảo người ta phải bội quân thượng là bất nhân, lấy binh khí hiếp người ta mà làm người ta mất chí khí là bất dũng. Giết thì giết, ta đây không theo việc nhà ngươi làm."
 
Thôi Trữ nghe nói, không dám làm gì Án Tử. Án Tử đứng dậy ung dung bước ra.
 
== Vợ răn chồng ==
Án Tử làm tướng n­ước Tề, một hôm đi việc quan, có tên đánh xe theo hầu.
 
Vợ tên đánh xe dòm qua khe cửa, thấy chồng tay cầm cái dù, tay cầm dây cư­ơng, mặt vác lên trời, dư­ơng dương tự đắc.
 
Lúc chồng về nhà, nàng toan bỏ nhà ra đi. Chồng hỏi: "Tại làm sao?" Nàng nói:
 
"Án Tử, ngư­ời gầy thấp bé nhỏ làm quan nư­ớc Tề, danh t­ướng lừng lẫy khắp thiên hạ, thế mà thiếp xem ông vẫn rất ư khiêm như­ờng, như­ ch­ả bằng ai. Chớ như­ chàng, cao lớn đẫy đà, chỉ mới làm đ­ược một tên đánh xe tầm th­ường, hèn hạ, thế mà thiếp xem chàng đã ra dáng lấy làm vinh hạnh t­ưởng không ai bằng nữa. Nên thiếp xin bỏ chàng, thiếp đi".
 
Tối hôm ấy, tên đánh xe bỏ đ­ược cái bộ vênh váo, chữa đư­ợc cái tính nông nổi. Án Tử thấy thế lấy làm lạ hỏi. Tên đánh xe đem việc nhà kể lại, Án Tử bèn cất cho làm đại phu.
 
== Cười người ta khóc ==
Cảnh Công nước Tề đi chơi núi ''Ngưu Sơn'', trèo lên mặt thanh, đứng ngắm trông rồi tràn nước mắt vừa khóc, vừa nói:
 
- Đẹp quá chừng là nước ta! Thật là ''sầm uất'', thịnh vượng! Thế mà nỡ nào một tuổi một già, bỏ nước này mà chết đi. Giả sử xưa nay, người ta cứ sống mãi, ''quả nhân'' quyết không nỡ bỏ nước Tề mà đi nơi khác.
 
''Lũ Sử Không, Lương Khưu Cứ'' thấy vua khóc, cũng khóc và nói rằng:
 
- Chúng tôi đội ơn vua có cơm rau mà ăn, có ngựa hèn, xe xâu mà cưỡi, củng còn chẳng muốn chết, huống chi là nhà vua.
 
Một mình Án Tử đứng bên cạnh cứời.
 
Cảnh Công gạt nước mắt, ngoảnh lại hỏi Án Tử rằng:
 
- Quả nhân hôm nay đi chơi thấy cảnh mà buồn. Không với Cứ đều theo quả nhân mà khóc, một mình nhà ngươi cười là cớ làm sao?
 
''Án Tử'' thưa:
 
- Nếu người giỏi mà giử mãi được nước này thì ''Thái Công, Hoàn Công'' đã giữ mãi. Nếu người mạnh mà giữ được nước này, thì ''Linh Công, Trang Công'' đã giữ mãi. Mấy vua ấy mà giữ mãi, thì vua nay chắc đang mặc áo tơi, đội nón lá, đứng ở giữa cánh đồng lo việc làm ruộng, có được đâu chỗ này đứng, còn rỗi đâu mà lo đến cái chết. Chỉ vì hết đời này đến đời kia, thay đổi mãi mới đến lượt nhà vua mà nhà vua lại than khóc thì thật là bất nhân. Nay tôi thấy vua bất nhân, lại thấy bày tôi síểm nịnh cho nên tôi cười.
 
Cảnh Công nghe nói lấy làm thẹn, rót chén rượu tự phạt, rồi phạt Không, Cứ mỗi người một chén.
 
== Thủy chung với vợ ==
Vua Cảnh Công có cô con gái yêu, muốn gả cho ''Án Tử''. Một hôm vua đến ăn tiệc nhà An Tử, thấy vợ Án Tử, hỏi:
 
- ''Nội tử'' của ''Tướng công'' đấy có phải không?
 
- Án Tử thưa: Vâng, phải đấy.
 
- Vua nói: Ôi! Người trông sao vừa già, vừa xấu! Quả nhân có đứa con gái trẻ và xinh đẹp, xin cho về hầu, tướng công nghĩ sao?
 
- Án Tử đứng dậy thưa rằng: Nội tử tôi nay thật già và xấu; nhưng lấy tôi và cùng tôi ăn ở đã lâu, kể từ lúc ''còn'' trẻ và đẹp. Xưa nay, đàn bà lấy chồng lúc trẻ lấy, cốt để nhờ cậy lúc già, lúc đẹp lấy, cốt để nhờ cậy lúc xấu. Nội tử tôi thường nhờ cậy tôi mà tôi cũng đã nhận sự nhờ cậy ấy. Nay nhà vua tuy muốn ban ơn chắc cũng không nỡ để cho tôi ăn ở ''bội bạc'' với những điều nội tử tôi đã nhờ cậy tôi.
 
Nói đoạn, Án Tử lạy hai lạy xin từ không lấy.
 
==Tham khảo==