Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường Cao Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 31:
Ông từng phụng sự cho [[nhà Tùy|triều Tùy]], Lý Uyên được giao cai quản khu vực tỉnh [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]] ngày nay, trị sở ở [[Thái Nguyên, Sơn Tây|Thái Nguyên]]. Trước tình thế triều Tùy tan rã, lại được con trai là [[Đường Thái Tông|Lý Thế Dân]] khuyến khích, Lý Uyên đã tiến hành nổi dậy, đánh chiếm kinh thành [[Trường An]]. Sau đó, ông tự phong mình là "đại thừa tướng", hưởng tước Đường vương và tôn Dương Hựu làm hoàng đế bù nhìn, tức [[Tùy Cung Đế]]. Sau khi biết tin [[Tùy Dạng Đế]] bị sát hại vào năm 618, Lý Uyên đã buộc Tùy Cung Đế phải [[thiện nhượng|nhường ngôi]], lập ra triều Đường.
 
Trong thời gian trị vì của Đường Cao Tổ, triều đình nhà Đường tập trung vào việc thống nhất quốc gia. Nhờ công lao của Tần vương [[Đường Thái Tông|Lý Thế Dân]], quân Đường đã đánh bại các đối thủ lớn như [[Lý Quỹ]], [[Đậu Kiến Đức]], [[Vương Thế Sung]], [[Tiết Nhân Cảo]] hay [[Lưu Vũ Chu]]. Vào năm [[628]], nhà Đường hoàn toàn thống nhất quốc gia. Trong việc trị quốc, Đường Cao Tổ tiến hành phân bổ công bằng đất đai đối với các thần dân, giảm thuế và bãi bỏ hệ thống hình pháp khắc nghiệt của Tùy Dạng Đế. Những việc làm này đã giúp nhà Đường ổn định và phát triển, làm bệ phóng cho [[Đường Thái Tông]] đưa nhà Đường lên đỉnh cao quyền lực, {{fact|trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới thời đó}}.
 
Năm [[626]], do tranh chấp với Thái tử [[Lý Kiến Thành]] và Tề vương [[Lý Nguyên Cát]], Lý Thế Dân đã gây ra [[sự biến Huyền Vũ môn]], giết chết cả Kiến Thành và Nguyên Cát. Đường Cao Tổ lo sợ về các hành động sau này của Thế Dân nên đã nhường ngôi cho Thế Dân, tức là [[Đường Thái Tông]], còn bản thân Cao Tổ trở thành [[Thái thượng hoàng]].