Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wernher von Braun”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: sửa chính tả 3, replaced: Thế chiến thứ hai → Chiến tranh thế giới thứ hai using AWB
Tiểu sử của Wernher Von Braun
Dòng 1:
[[Tập tin:Wernher von Braun.jpg|phải|nhỏ|300px|Wernher von Braun năm 1964]]Tiến sĩ '''Wernher Magnus Maximilian Freiherr von Braun''' (23/03/1912 - 16/06/1977) là một trong những tên tuổi hàng đầu của công cuộc phát triển kỹ nghệ [[tên lửa]] [[Đức Quốc xã|Đức quốc xã]] và [[Hoa Kỳ]]. Là nhà khoa học [[Đức Quốc xã|Đức]], ông lãnh đạo chương trình phát triển [[tên lửa V-2]] trước và trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]]. Sau Thế chiến, ông được nước [[Hoa Kỳ|Mỹ]] bí mật tuyển dụng qua "Chiến dịch Paperclip". Ông làm việc cho dự án [[tên lửa liên lục địa|tên lửa đạn đạo liên lục địa]] từ năm 1950 và trở thành công dân Mỹ năm 1955. Sau đó (1958), ông gia nhập đội ngũ Cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ - [[NASA]], với chức vụ giám đốc Trung tâm vũ trụ Marshall và kiến trúc sư trưởng của [[tên lửa đẩy|tên lửa vũ trụ]] [[Saturn V]] – tên lửa đưa các nhà du hành Mỹ đặt chân lên [[Mặt Trăng]]. Von Braun được coi là cha đẻ chương trình vũ trụ của [[Hoa Kỳ]].
 
== Tiểu sử ==
{{thể loại Commons|Wernher von Braun}}
Wernher Von Braun sinh ngày 23-3-1912 tại miền Đông nước Đức. Năm 13 tuổi, Von Braun ước mơ dùng tên lửa chinh phục không gian sau khi tình cờ đọc được cuốn sách mang tên "Tên lửa trong không gian liên hành tinh" của Obeth. Sau đó, Von Braun đã tham gia những thí nghiệm tên lửa tại Hội Du lịch không gian ở Đức. Ông tốt nghiệp kỹ sư tại Viện Kỹ thuật Berlin năm 1932, rồi trở thành Tiến sĩ Vật lý của Trường Đại học Berlin hai năm sau đó.
 
Một ngày tháng 8-1932, khi mới 20 tuổi, Von Braun được giao làm Giám đốc kỹ thuật Trung tâm Nghiên cứu tên lửa quân sự Đức. Tại trung tâm nghiên cứu bí mật trên đảo Peenemunde, Von Braun đã cho ra đời một loại tên lửa có thể phóng lên cao 7.000m. Tuy nhiên, khi Chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra, Hitler ưu tiên phát triển các chiến xa hạng nặng hơn là những tên lửa còn nhiều mới lạ. Nhiều kỹ sư của Von Braun bị gọi vào quân đội, quá trình nghiên cứu tên lửa trở nên đình trệ. 
 
Đến khi quân đội Đức bắt đầu thua ở khắp các mặt trận, Hitler mới hạ lệnh cấp tốc chế tạo tên lửa như một trong những cứu tinh nhằm tránh thất bại. Tháng 7-1943, Von Braun được giao nhiệm vụ cùng 5.000 người dưới quyền phát triển thật nhanh các tên lửa cho quân đội Đức. Tuy nhiên, tháng 12-1943, ông bị bắt giam trong nửa tháng vì bị tố cáo chú trọng đến chinh phục không gian hơn là phát triển những tên lửa chiến tranh. Sau cuộc đổ bộ của quân đội Đồng minh tại Normandie, 2 loại "bom bay" V1 và V2 của quân đội Đức đã lần lượt tung hoành trên chiến trường, gây nhiều tổn thất cho đối phương. Đây là những tên lửa hành trình mang theo đầu đạn đầu tiên của thế giới. 
 
Khi Chiến tranh thế giới thứ 2 gần kết thúc trên chiến trường châu Âu, Mỹ đã tiến hành một chiến dịch tuyệt mật mang tên Paperclip để tìm và đưa về Mỹ các nhà khoa học Đức. Von Braun quyết định tới gặp quân đội Mỹ và được đưa tới Fort Strong, bang Massachusetts vào ngày 20-9-1945. Tại Mỹ, ông tiếp tục chương trình nghiên cứu phát triển các tên lửa mới dựa trên mô hình tên lửa V2. Tháng 9-1956, Von Braun nghiên cứu thành công loại tên lửa Jupiter-C tầm bay 5.300km. Ước mơ thám hiểm vũ trụ của Von Braun lại trỗi dậy và ông hy vọng loại tên lửa 4 tầng Jupiter-C sẽ được dùng vào việc phóng vệ tinh. 
 
Cơ hội ấy đã đến khi cuộc chạy đua vào vũ trụ giữa Mỹ và Liên Xô bắt đầu với việc Liên Xô phóng thành công vệ tinh Sputnik 1 vào ngày 4-10-1957. Von Braun là người được Chính phủ Mỹ giao phụ trách dự án phóng một vệ tinh lên quỹ đạo trong thời gian ngắn nhất. Ngày 31-1-1958, tên lửa Jupiter-C đã đưa "Thám hiểm I" (Explorer I), vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Mỹ, vào quỹ đạo. Năm 1961, Alan B. Shepard, nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Mỹ cũng được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa Redstone do ông phát triển. 
 
Năm 1958, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) được thành lập và Von Braun giữ chức Giám đốc Trung tâm Vũ trụ George C.Marshall tại Huntsville, Alabama. Ông đã phát triển loại tên lửa nổi tiếng Saturn V đưa các nhà du hành vũ trụ Mỹ lên Mặt trăng trong chương trình Apollo. Tổng cộng, NASA đã phóng lên 13 tên lửa Saturn V từ năm 1967 đến 1973 mà không bị một tổn thất nào. 
 
Thành công của chương trình vũ trụ Mỹ trong cuộc chạy đua thám hiểm không gian với Liên Xô, với sự đóng góp của nhà nghiên cứu tên lửa Von Braun, đã làm cho ngành du hành vũ trụ thế giới có những bước tiến kỳ diệu. Von Braun qua đời vào ngày 16-6-1977.{{thể loại Commons|Wernher von Braun}}
 
==Tham khảo==