Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ai Cập cổ đại”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Trantrongnhan100YHbot (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tran Trong Nhan
sửa tất cả liên kết và cập nhật nội dung tên bài
Dòng 4:
{{Lịch sử Ai Cập}}'''Ai Cập cổ đại''' là một nền [[văn minh]] [[Thời kỳ cổ đại|cổ đại]] nằm ở Đông Bắc [[châu Phi]], tập trung dọc theo hạ lưu của [[sông Nile]] thuộc khu vực ngày nay là đất nước [[Ai Cập]]. Đây là một trong sáu nền văn minh phát sinh một cách độc lập trên thế giới. Nền văn minh Ai Cập được thống nhất lại vào năm 3150 TCN (theo trình tự thời gian của [[bảng niên đại Ai Cập]])<ref>{{chú thích web|url=http://www.digitalegypt.ucl.ac.uk/chronology/index.html|title=Chronology|accessdate=ngày 25 tháng 3 năm 2008|publisher=Digital Egypt for Universities, University College London| archiveurl= https://web.archive.org/web/20080316015559/http://www.digitalegypt.ucl.ac.uk/chronology/index.html| archivedate= ngày 16 tháng 3 năm 2008 <!--DASHBot-->| deadurl= no}}</ref> với sự thống nhất chính trị của [[Thượng Ai Cập|Thượng]] và [[Hạ Ai Cập]] dưới thời vị [[pharaon]] đầu tiên ([[Narmer]], thường được gọi là [[Menes]]).<ref>Dodson (2004) p. 46</ref> Lịch sử của Ai Cập cổ đại đã trải qua một loạt các thời kỳ vương quốc ổn định, và các giai đoạn hỗn loạn giữa chúng được gọi là các giai đoạn chuyển tiếp: [[Cổ Vương quốc Ai Cập|Cổ Vương quốc]] thời kỳ [[thời đại đồ đồng#Cận Đông cổ đại|Sơ kỳ Đồ đồng]], [[Trung Vương quốc Ai Cập|Trung Vương quốc]] tương ứng giai đoạn [[thời đại đồ đồng|Trung kỳ Đồ Đồng]] và [[Tân Vương quốc Ai Cập|Tân Vương quốc]] ứng với [[thời đại đồ đồng|Hậu kỳ Đồ đồng]].
 
Ai Cập đạt đến đỉnh cao của quyền lực của nó vào giai đoạn Tân Vương quốc, trong [[Vương triều thứ Hai mươi của Ai Cập|thời kỳ Ramesside]], vào thời điểm đó nó sánh ngang với [[đế quốc Hittite]], [[đế quốc Assyria]] và [[đế chế Mitanni]], trước khi bước vào giai đoạn dần suy yếu. Ai Cập đã bị xâm chiếm hoặc chinh phục bởi một loạt các cường quốc nước ngoài, chẳng hạn như người [[Canaan]]/[[Người Hyksos|Hyksos]], [[Lybia]], [[Nubia|người Nubia]], [[Assyria]], [[Babylon]], [[Ba Tư]] dưới triều đại Achaemenid, và người [[Macedonia]] trong [[thờiThời kỳ chuyểnChuyển tiếp thứ baBa của Ai Cập cổ đại|thời kỳ chuyển tiếp thứ ba]] và [[thời kỳ cuối Ai Cập cổ đại|cuối thời kỳ Ai Cập cổ đại]]. Sau khi [[Alexander Đại Đế]] qua đời, một trong những tướng lĩnh của ông, [[Ptolemy I Soter]], đã tuyên bố ông là vị vua mới của Ai Cập. [[Triều đại Ptolemy]] gốc Hy Lạp này đã cai trị Ai Cập cho đến năm 30 TCN khi nó rơi vào tay [[đế quốc La Mã]] và trở thành một [[Ai Cập thuộc La Mã|tỉnh La Mã]].<ref>Clayton (1994) p. 217</ref>
 
Sự thành công của nền văn minh Ai Cập cổ đại một phần đến từ khả năng thích ứng của nó với các điều kiện của thung lũng [[sông Nile]] cho sản xuất [[nông nghiệp]]. Từ việc có thể dự đoán trước [[lũ lụt]] và việc điều tiết [[thủy lợi]] ở khu vực thung lũng màu mỡ đã tạo ra nhiều nông sản dư thừa, giúp nuôi dưỡng một lượng dân số đông hơn, tạo điều kiện [[Biến đổi xã hội|phát triển xã hội]] và văn hóa. Với việc có nhiều nguồn lực dư thừa, nhà nước đã tập trung vào việc khai thác khoáng sản ở các thung lũng và các khu vực sa mạc xung quanh, cũng như việc sớm phát triển một [[Chữ tượng hình Ai Cập|hệ thống chữ viết độc lập]], tổ chức xây dựng tập thể và các dự án nông nghiệp, thương mại với khu vực xung quanh, và xây dựng một đội quân nhằm mục đích đánh bại kẻ thù nước ngoài và khẳng định sự thống trị của Ai Cập. Thúc đẩy và tổ chức những hoạt động này là một bộ máy quan lại gồm các ký lục ưu tú, những nhà lãnh đạo tôn giáo, và các quan lại dưới sự kiểm soát của một [[pharaon]], người đảm bảo sự hợp tác và đoàn kết của toàn thể người dân Ai Cập dưới một [[Tôn giáo Ai Cập cổ đại|hệ thống tín điều tôn giáo tinh vi]].<ref>James (2005) p. 8</ref><ref>Manuelian (1998) pp. 6–7</ref>
Dòng 13:
{{Chính|Lịch sử Ai Cập}}
[[Tập tin:Ancient Egypt map-vi.svg|nhỏ|280px|Bản đồ Ai Cập cổ đại, cho thấy các thành phố chính và các vị trí của thời kỳ triều đại (khoảng năm 3150 TCN tới năm 30 TCN)]]
[[Sông Nile]] luôn là huyết mạch của khu vực này trong phần lớn chiều dài lịch sử.<ref>Shaw (2002) pp. 17, 67–69</ref> Các đồng bằng màu mỡ của sông Nile đã cho con người cơ hội để phát triển một nền kinh tế nông nghiệp định canh và tạo nên một xã hội tập trung, tinh vi hơn trở thành nền tảng trong lịch sử văn minh của con người.<ref>Shaw (2002) p. 17</ref> Những người du mục săn bắn hái lượm hiện đại bắt đầu sinh sống trong khu vực thung lũng sông Nile vào cuối giai đoạn [[Pleistocen|Trung kỳ Pleistocen]] khoảng 120.000 năm trước. Vào cuối thời kỳ đồ đá cũ, khí hậu khô hạn của Bắc Phi ngày càng trở nên nóng và khô hơn, buộc cư dân của khu vực này tập trung về dọc theo lưu vực sông.
 
=== Thời kỳ Tiền triều đại===
Dòng 36:
 
=== Giai đoạn Sơ kỳ triều đại (khoảng 3050 TCN - 2686 TCN) ===
{{Chính|Thời kỳ triều đại của Ai Cập}}
[[Tập tin:NarmerPalette ROM-gamma.jpg|thumb|[[Tấm bảng Narmer]] miêu tả sự thống nhất của Hai Vùng Đất.<ref>Robins (1997) p. 32</ref>]]
Giai đoạn sơ kỳ triều đại xấp xỉ tương đương với giai đoạn đầu của nền [[văn minh Sumer-Akkad]] ở [[Mesopotamia]] và văn minh [[Elam]] cổ. Một tư tế người Ai Cập vào thế kỷ thứ 3 TCN có tên là [[Manetho]] đã tập hợp phả hệ các pharaon từ [[Menes]] đến thời đại của ông và chia thành 30 triều đại, tạo thành một hệ thống vẫn được sử dụng cho tới ngày nay.<ref>Clayton (1994) p. 6</ref> Ông đã bắt đầu lịch sử chính thức của mình với vị vua tên là "Meni" (hoặc [[Menes]] trong tiếng Hy Lạp), người được cho là đã thống nhất cả hai vương quốc của [[Thượng Ai Cập|Thượng]] và [[Hạ Ai Cập]] (khoảng năm 3100 trước Công nguyên).<ref>Shaw (2002) pp. 78–80</ref>
 
Sự chuyển biến sang một nhà nước thống nhất xảy ra từ từ hơn cách các học giả Ai Cập trình bày, và ngày nay không còn lưu lại bất cứ ghi chép đương thời nào về Menes. Một số học giả hiện nay tin rằng vị vua Menes thần thoại này có thể là Pharaon [[Narmer]], người được mô tả trong sắc phục hoàng gia trên bảng đá kỉ niệm của ông ta, ''Bảng đá Narmer'', với một hành động biểu tượng cho sự thống nhất.<ref>Clayton (1994) pp. 12–13</ref> Trong giai đoạn [[sơ kỳ triều đại]] khoảng năm 3150 trước Công nguyên, vị vua đầu tiên đã củng cố quyền kiểm soát đối với Hạ Ai Cập bằng cách thiết lập kinh đô tại [[Memphis (Ai Cập)|Memphis]], từ đó ông ta có thể kiểm soát nguồn lao động và nông nghiệp của vùng đồng bằng màu mỡ, cũng như các tuyến đường thương mại béo bở trọng yếu tới khu vực [[Levant]]. Sự gia tăng quyền lực và sự giàu có của các vị vua trong giai đoạn sơ kỳ triều đại đã được phản ánh thông qua các ngôi mộ được xây dựng công phu của họ và các kiến trúc thờ cúng mai táng tại Abydos, được sử dụng để ca tụng vị pharaon được phong thần sau khi ông ta qua đời.<ref>Shaw (2002) p. 70</ref> Các pharaon đã thiết lập nên một vương quyền hùng mạnh nhằm phục vụ cho việc hợp pháp hóa quyền kiểm soát nhà nước đối với đất đai, lao động và các nguồn tài nguyên thiết yếu cho sự sống còn và phát triển của nền văn minh Ai Cập cổ đại.<ref>{{chú thích web|url=http://www.digitalegypt.ucl.ac.uk/archaicegypt/info.html|title=Early Dynastic Egypt|accessdate=ngày 9 tháng 3 năm 2008|publisher=Digital Egypt for Universities, University College London| archiveurl= https://web.archive.org/web/20080304143847/http://www.digitalegypt.ucl.ac.uk/archaicegypt/info.html| archivedate= ngày 4 tháng 3 năm 2008 <!--DASHBot-->| deadurl= no}}</ref>
 
=== Thời kỳ Cổ Vương quốc (2686 TCN - 2181 TCN) ===
Dòng 46:
Những tiến bộ lớn trong kiến trúc, nghệ thuật, và công nghệ đã xuất hiện vào thời kì Cổ Vương quốc, nó được thúc đẩy bởi năng suất nông nghiệp gia tăng có thể nhờ một chính quyền trung ương phát triển tốt.<ref>James (2005) p. 40</ref> Một số thành tựu đỉnh cao của Ai Cập cổ đại, [[kim tự tháp Kheops|kim tự tháp Giza]] và tượng Nhân sư vĩ đại, đã được xây dựng trong thời Cổ Vương quốc. Dưới sự chỉ đạo của tể tướng, các quan chức nhà nước thu thuế, phối hợp các dự án thủy lợi để nâng cao năng suất cây trồng, huy động nông dân làm việc trong các dự án xây dựng, và thiết lập một hệ thống tư pháp để duy trì hòa bình và trật tự.<ref>Shaw (2002) p. 102</ref> [[Tập tin:Khafre statue.jpg|nhỏ|phải|Pharaon Khafre]]
 
Cùng với tầm quan trọng ngày càng tăng của một chính quyền trung ương, đã phát sinh một tầng lớp mới bao gồm những quan kí lục có học thức và các quan chức mà được ban phát đất đai bởi của các pharaon đổi lại cho sự phục vụ của họ. Các pharaon cũng thực hiện ban cấp đất đai cho các giáo phái và các đền thờ địa phương để đảm bảo rằng họ có nguồn lực để thờ cúng các vị vua sau khi ông ta qua đời. Các học giả tin rằng những điều này đã làm hao mòn một cách từ từ sức mạnh kinh tế của các pharaon suốt năm thế kỷ, và khiến cho nền kinh tế không còn có đủ khả năng để hỗ trợ cho một bộ máy trung ương tập quyền hùng mạnh nữa.<ref>Shaw (2002) pp. 116–7</ref> Khi sức mạnh của các pharaon suy giảm, các thống đốc khu vực được gọi là [[nomarch]] bắt đầu thách thức uy quyền của các pharaon. Điều này cùng với nạn hạn hán nghiêm trọng từ giữa năm 2200 tới năm 2150 TCN,<ref>{{chú thích web|url=http://www.bbc.co.uk/history/ancient/egyptians/apocalypse_egypt_04.shtml |title=The Fall of the Old Kingdom |author=Fekri Hassan|publisher=British Broadcasting Corporation|accessdate=ngày 10 tháng 3 năm 2008}}</ref> được coi là nguyên nhân khiến cho đất nước Ai Cập rơi vào giai đoạn kéo dài 140 năm của nạn đói và xung đột được gọi là [[thờiThời kỳ chuyểnChuyển tiếp thứ nhấtNhất của Ai Cập|Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất]].<ref>Clayton (1994) p. 69</ref>
 
===Thời kỳ chuyển tiếp thứ nhất (2181-1991 TCN)===
{{Chính|Thời kỳ chuyểnChuyển tiếp thứ nhấtNhất của Ai Cập}}
Sau khi chính quyền trung ương của Ai Cập sụp đổ vào cuối thời [[Cổ Vương quốc Ai Cập|Cổ Vương quốc]], chính quyền không còn có thể hỗ trợ hay giữ được sự ổn định cho nền kinh tế của đất nước. Thống đốc các vùng không còn có thể dựa vào nhà vua để được giúp đỡ trong thời gian khủng hoảng này, và tình trạng thiếu lương thực cùng tranh chấp chính trị leo thang gây ra nạn đói và các cuộc nội chiến quy ​​mô nhỏ. Tuy nhiên, bất chấp những vấn đề khó khăn, các quan chức địa phương, do không cống nạp cho các pharaon, sử dụng sự độc lập mới có được để thiết lập một nền văn hóa phát triển mạnh ở các tỉnh. Một khi kiểm soát các nguồn tài nguyên của riêng mình, các tỉnh đã trở nên giàu có hơn về kinh tế, một thực tế chứng minh bằng sự chôn cất lớn hơn và tốt hơn trong tất cả các tầng lớp xã hội<ref>Shaw (2002) p. 120</ref>
 
Dòng 57:
{{Chính|Trung Vương quốc Ai Cập}}
[[Tập tin:Egypte louvre 231 visage.jpg|nhỏ|upright|Amenemhat III, vị vua vĩ đại cuối cùng của Trung Vương quốc]]
Các pharaon thời Trung Vương quốc đã phục hồi sự thịnh vượng của đất nước và sự ổn định, qua đó tạo động lực cho sự hồi sinh của nghệ thuật, văn học, và các dự án xây dựng hoành tráng<ref>Shaw (2002) p. 148</ref> [[Mentuhotep II]] và các vị vua kế tục của [[Vương triều thứ Mười một của Ai Cập|vương triều thứ 11]] cai trị từ Thebes, nhưng khi viên tể tướng [[Amenemhat I]] lên ngôi mở đầu cho [[Vương triều thứ Mười hai của Ai Cập|triều đại thứ 12]] khoảng năm 1985 trước Công nguyên, ông ta đã chuyển kinh đô của quốc gia tới thành phố [[Itjtawy]] nằm trong ốc đảo [[Faiyum]].<ref>Clayton (1994) p. 79</ref> Từ Itjtawy, các pharaon triều đại thứ 12 đã tiến hành một chương trình cải tạo đất đai và thủy lợi nhằm tăng sản lượng nông nghiệp trong khu vực. Hơn nữa, quân đội còn tiến hành các chiến dịch quân sự tái chiếm lại vùng lãnh thổ Nubia vốn giàu các mỏ đá và mỏ vàng, trong khi người dân xây dựng một công trình phòng thủ ở phía đông vùng đồng bằng châu thổ, được gọi là "[[Trường thành của nhà vua]]", để bảo vệ vùng đất này khỏi các cuộc tấn công đến từ bên ngoài.<ref>Shaw (2002) p. 158</ref>
 
Với việc các vị vua sau khi củng cố được bộ máy quân sự và chính quyền cùng với sự giàu có đến từ nông nghiệp và khoáng sản, dân số của đất nước, nghệ thuật và tôn giáo đã phát triển mạnh mẽ. Trái ngược với quan điểm ưu đẳng đối với các vị thần thời Cổ Vương quốc, thời kỳ Trung Vương quốc đã diễn ra một quá trình gia tăng những biểu hiện của đạo đức cá nhân và những gì có thể được gọi là dân chủ hóa của thế giới bên kia, trong đó tất cả mọi người sở hữu một linh hồn và có thể được chào đón ở thế giới các vị thần sau khi qua đời.<ref>Shaw (2002) pp. 179–82</ref> Văn học thời Trung Vương quốc mang đặc trưng là các chủ đề phức tạp với các nhân vật được thể hiện với sự tự tin, và phong cách hùng hồn.<ref name="Shaw146">Shaw (2002) p. 146</ref> Phù điêu và các bức tác phẩm điêu khắc chân dung của thời kỳ này mang sự tinh tế, các chi tiết mang tính cá nhân đạt đến tầm cao mới với kỹ thuật hoàn hảo.<ref>Robins (1997) p. 90</ref>
Dòng 64:
 
=== Thời kỳ chuyển tiếp thứ hai (1674 TCN - 1549 TCN) và người Hyksos===
{{Chính|Thời kỳ chuyểnChuyển tiếp thứ haiHai của Ai Cập}}
Khoảng năm 1785 trước Công nguyên, khi mà sức mạnh của các vị vua thời Trung Vương quốc suy yếu, những cư dân châu Á sinh sống tại thành [[Avaris]] ở miền đông đồng bằng châu thổ đã nắm quyền kiểm soát khu vực và buộc chính quyền trung ương phải rút lui về Thebes, nơi các vị vua bị coi là một chư hầu và đặc biệt là phải cống nạp<ref name="Ryholt310">Ryholt (1997) p. 310</ref>. Người Hyksos ("Các vị vua ngoại quốc") bắt chước mô hình của chính quyền Ai Cập và tự miêu tả mình là pharaon, do đó tích hợp các yếu tố Ai Cập vào nền văn hóa [[thời đại đồ đồng]] của họ.<ref name="Shaw 2002 p. 189">Shaw (2002) p. 189</ref> Họ và những dân tộc Semite xâm lược khác đã giới thiệu những công cụ chiến tranh mới tới Ai Cập, đáng kể nhất là loại [[cung hỗn hợp]] và [[chiến xa]].<ref name="Shaw 2002 p. 189"/>
 
Dòng 83:
 
=== Thời kỳ chuyển tiếp thứ ba (1069 TCN - 653 TCN) ===
{{Chính|Thời kỳ chuyểnChuyển tiếp thứ baBa của Ai Cập}}
Sau khi [[Ramesses XI]] qua đời trong năm 1078 TCN, [[Smendes]] đã trở thành pharaon cai trị phần phía bắc của Ai Cập, đóng đô ở thành phố [[Tanis]]. Miền nam thì lại nằm dưới sự kiểm soát một cách hiệu quả của các đại tư tế Amun ở Thebes, họ chỉ công nhận Smendes trên danh nghĩa.<ref>Cerny (1975) p. 645</ref> Trong thời gian này, các bộ lạc Berber đến từ Libya đã bắt đầu định cư ở vùng đồng bằng châu thổ phía tây, và tù trưởng của những người định cư đã bắt đầu gia tăng quyền tự chủ của họ. Các hoàng tử Libya này bắt đầu nắm quyền kiểm soát vùng đồng bằng châu thổ dưới thời [[Shoshenq I]] vào năm 945 TCN, thiết lập nên triều đại Libya của người Berber, hoặc [[triều đại Bubastite]], cai trị trong khoảng 200 năm. Shoshenq cũng giành quyền kiểm soát miền nam Ai Cập bằng cách đưa các thành viên thuộc hoàng gia nắm giữ các vị trí tư tế quan trọng.
 
Vào giữa thế kỷ 9 TCN, Ai Cập đã tiến hành một nỗ lực bất thành nhằm giành lại địa vị xưa kia ở Tây Á một lần nữa. Pharaon [[Osorkon II]] của Ai Cập, cùng với một liên minh lớn bao gồm nhiều quốc gia và dân tộc khác trong đó có [[người Ba Tư]], [[Israel]], [[Hamath]], [[Phoenicia]] / [[Caana]], [[người Ả Rập]], [[người Aramea]], và [[Người Hittite|Tân Hittite]], tham gia vào [[trận Karkar]] chống lại vị vua Assyria hùng mạnh [[Shalmaneser III]] diễn ra trong năm 853 TCN. Tuy nhiên, liên minh này đã thất bại và [[đế quốc Tân Assyria]] tiếp tục thống trị Tây Á.
 
Sự cai trị của người Berber Libya bắt đầu suy yếu bắt đầu khi xuất hiện một triều đại đối thủ ở [[Leontopolis]] thuộc khu vực đồng bằng châu thổ. Ngoài ra, người Nubia của [[vương quốc Kush|Kush]] cũng đe dọa Ai Cập từ các vùng đất phía Nam.<ref>{{chú thích sách|last=Emberling|first=Geoff|title=Nubia: Ancient Kingdoms of Africa|year=2011|publisher=Institute for the Study of the Ancient World, NYU|location=New York, NY|isbn=978-0-615-48102-9|pages=9–10}}</ref>
Dòng 93:
Trải qua hàng thiên niên kỷ tương tác (thương mại, tiếp xúc văn hóa, chiếm đóng, đồng hóa, và chiến tranh <ref>{{chú thích web|title=Tomb reveals Ancient Egypt's humiliating secret|url=http://www.dailytimes.com.pk/default.asp?page=story_29-7-2003_pg9_1|publisher=Daily Times, Pakistan|date=ngày 29 tháng 7 năm 2003|accessdate=ngày 12 tháng 8 năm 2013|archiveurl=http://web.archive.org/web/20131105214410/http://www.dailytimes.com.pk/default.asp?page=story_29-7-2003_pg9_1|archivedate=2013-11-05}}</ref>) với Ai Cập,<ref>{{chú thích sách|author=Herodotus|title=The Histories|year=2003|publisher=Penguin Books|isbn=978-0-14-044908-2|pages=106–107, 133–134,}}</ref> vị vua [[Piye]] của người Kush xuất phát từ kinh đô [[Napata]] ở [[Nubia]] của ông và tiến đánh Ai Cập khoảng năm 727 TCN. Piye dễ dàng chiếm được Thebes và cuối cùng là khu vực đồng bằng sông Nile.<ref>Shaw (2002) p. 345</ref> Ông đã cho ghi lại quá trình này trên tấm bia chiến thắng của mình. Piye sau đó thiết lập nên [[Vương triều thứ Hai mươi lăm của Ai Cập|triều đại thứ 25]],<ref>{{chú thích sách|author=Herodotus|title=The Histories|year=2003|publisher=Penguin Books|isbn=978-0-14-044908-2|pages=151–158}}</ref> để thống nhất lại "Hai vùng đất" của miền Bắc và miền Nam Ai Cập. Đế chế thung lũng sông Nile một lần nữa lại trở nên rộng lớn như thơi Tân Vương quốc.
 
[[Vương triều thứ Hai mươi lăm của Ai Cập|Triều đại thứ 25]] đã mở ra một thời kỳ phục hưng cho Ai Cập cổ đại.<ref>{{chú thích sách|last=Diop|first=Cheikh Anta|title=The African Origin of Civilization|year=1974|publisher=Lawrence Hill Books|location=Chicago, Illinois|isbn=1-55652-072-7|pages=219–221}}</ref> Tôn giáo, nghệ thuật, kiến ​​trúc đã được khôi phục lại vẻ huy hoàng như thời Cổ, Trung, và Tân Vương quốc. Các pharaon chẳng hạn như [[Taharqa]], đã cho xây dựng hoặc phục hồi lại các đền thờ và tượng đài khắp toàn bộ khu vực thung lũng sông Nile, bao gồm cả ở [[Memphis (Ai Cập)|Memphis]], [[Karnak, Ai Cập|Karnak]], [[Kawa]], [[Jebel Barkal]], vv <ref>{{chú thích sách|last=Bonnet|first=Charles|title=The Nubian Pharaohs|year=2006|publisher=The American University in Cairo Press|location=New York|isbn=978-977-416-010-3|pages=142–154}}</ref> Triều đại thứ 25 cũng là triều đại đầu tiên cho xây dựng nhiều kim tự tháp (phần lớn nằm tại Sudan ngày nay) ở thung lũng Nile kể từ thời Trung Vương quốc.<ref name="Mokhtar1990">{{chú thích sách|last=Mokhtar|first=G.|title=General History of Africa|year=1990|publisher=University of California Press|location=California, USA|isbn=0-520-06697-9|pages=161–163}}</ref><ref name="Emberling2011">{{chú thích sách|last=Emberling|first=Geoff|title=Nubia: Ancient Kingdoms of Africa|year=2011|publisher=Institute for the Study of the Ancient World|location=New York|isbn=|pages=9–11}}</ref><ref name="Silverman1997">{{chú thích sách|last=Silverman|first=David|title=Ancient Egypt|year=1997|publisher=Oxford University Press|location=New York|isbn=0-19-521270-3|pages=36–37}}</ref>
 
[[Piye]] đã tiến hành nhiều nỗ lực để mở rộng ảnh hưởng của Ai Cập ở vùng [[Cận Đông]], vốn đang nằm dưới sự kiểm soát của Assyria, nhưng đều không thành công. Năm 720 TCN, ông phái một đội quân đến hỗ trợ của một cuộc khởi nghĩa chống lại [[Assyria]], đang sảy ra tại [[Philistia]] và [[Gaza]]. Tuy nhiên, Piye đã bị [[Sargon II]] đánh bại và cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Năm 711 TCN, Piye lại ủng hộ một cuộc khởi nghĩa khác của người [[Do Thái giáo|Do Thái]] ở [[Ashdod]] chống lại [[người Assyria]] và lại một lần nữa bị đánh bại bởi vua Assyria [[Sargon II]]. Sau đó, Piye đã buộc phải từ bỏ vùng Cận Đông.<ref>[[A. Leo Oppenheim]] (1964), ''Ancient Mesopotamia''</ref>
 
Từ thế kỷ 10 TCN trở đi, Assyria đã tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm kiểm soát miền Nam Levant. Các thành phố và các vương quốc miền nam Cận Đông thường xuyên kêu gọi Ai Cập trợ giúp họ trong cuộc chiến chống lại quân đội Assyria hùng mạnh. [[Taharqa]] đã đạt được một số thành công bước đầu trong nỗ lực nhằm giành lại một chỗ đứng ở Cận Đông. Taharqa đã trợ giúp cho vua [[Judea]] [[Hezekiah]] khi Hezekiah và [[Jerusalem]] bị vua Assyria, [[Sennacherib]], vây hãm. Các học giả đã không đi đến thống nhất với nhau về lý do chính khiến cho người Assyria từ bỏ cuộc vây hãm Jerusalem của họ. Có thể nguyên nhân khiến cho người Assyria tránh một cuộc chiến với đội quân can thiệp Ai Cập / Kush có thể là do dịch bệnh hoành hành.<ref>{{chú thích sách|last=Aubin|first=Henry T.|title=The Rescue of Jerusalem|year=2002|publisher=Soho Press, Inc.|location=New York, NY|isbn=1-56947-275-0|pages=6–13}}</ref> Henry Aubin lại lập luận rằng quân đội Kush / Ai Cập đã cứu thoát Jerusalem khỏi tay người Assyria và ngăn cản người Assyria quay trở lại đánh chiếm Jerusalem suốt phần đời còn lại của Sennacherib (20 năm).<ref>{{chú thích sách|last=Aubin|first=Henry T.|title=The Rescue of Jerusalem|year=2002|publisher=Soho Press, Inc.|location=New York, NY|isbn=1-56947-275-0|pages=152–153}}</ref> Tuy nhiên biên niên sử của Senacherib khẳng định rằng Judea đã được buộc vào cống nạp.<ref name="GeorgeRoux">[[Georges Roux]] (1964), ''Ancient Iraq''</ref>
Dòng 106:
 
=== Thời hậu nguyên (672 TCN - 332 TCN) ===
{{Chính|Thời kỳ Hậu nguyên của Ai Cập|Ai Cập thuộc Ba Tư}}
Do không có kế hoạch lâu dài cho cuộc chinh phục, người Assyria tổ chức việc cai trị Ai Cập thông qua một loạt các chư hầu được biết đến như là các vị vua Saite của [[Vương triều thứ Hai mươi sáu của Ai Cập|triều đại thứ 26]]. Năm 653 TCN, vua Saite [[Psamtik I]] (lợi dụng thời điểm Assyria đang tham gia vào một cuộc chiến tranh khốc liệt nhằm chinh phục [[Elam]] và chỉ có một đội quân Assyria nhỏ đóng ở Ai Cập) đã có thể giành lại độc lập cho Ai Cập thoát khỏi ách thống trị của người Assyria với sự giúp đỡ của [[người Lydia]] và [[lính đánh thuê]] Hy Lạp, những người sau đó đã được tuyển mộ để tạo thành lực lượng hải quân đầu tiên của Ai Cập. Tuy nhiên, Psamtik và những vị vua kế vị ông đã cẩn trọng trong việc duy trì quan hệ hòa bình với Assyria. Ảnh hưởng của người Hy Lạp đã mở rộng một cách đáng kể và thành phố [[Naukratis]] đã trở thành khu định cư của người Hy Lạp ở vùng đồng bằng.
 
Dòng 125:
Ai Cập trở thành một tỉnh của [[Đế quốc La Mã|Đế chế La Mã]] vào năm 30 trước Công nguyên, sau thất bại của [[Marcus Antonius]] và nữ hoàng [[Cleopatra VII]] trước Octavian (sau này là Hoàng đế [[Augustus]]) trong [[trận Actium]]. Người La Mã phụ thuộc chủ yếu vào các chuyến hàng ngũ cốc từ Ai Cập, và quân đội La Mã, thuộc thẩm quyền của thái thú được bổ nhiệm bởi Hoàng đế, dẹp yên các cuộc khởi nghĩa, thi hành nghiêm túc việc thu thuế nặng, và ngăn chặn cuộc tấn công của bọn cướp, mà đã trở thành một vấn đề nổi tiếng trong giai đoạn này <ref>James (2005) p. 63</ref> Alexandria đã trở thành một trung tâm ngày càng quan trọng trên tuyến đường thương mại với phương đông, vì những của cải xa hoa kỳ lạ có nhu cầu cao tại Rome.<ref>Shaw (2002) p. 426</ref>
 
Mặc dù [[Đế quốc La Mã|người La Mã]] đã có một thái độ thù địch hơn so với [[người Hy Lạp]] đối với người Ai Cập, một số truyền thống như ướp xác và thờ cúng các vị thần truyền thống vẫn tiếp tục.<ref name="Shaw422">Shaw (2002) p. 422</ref> Nghệ thuật vẽ chân dung xác ướp phát triển rực rỡ, và một số của các hoàng đế La Mã đã tự mô tả mình như pharaon, mặc dù không đến mức độ như nhà Ptolemy trước đây.
 
Từ giữa thế kỷ thứ nhất, [[Kitô giáo]] đã bắt đầu bén rễ ở Ai Cập và ban đầu được xem như một giáo phái có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, đây là một tôn giáo không thỏa hiệp, muốn cải đạo những người [[tôn giáo Ai Cập cổ đại]] và tôn giáo [[Cổ đại Hy-La|Hy Lạp-La Mã]], và đe dọa các truyền thống tôn giáo phổ biến. Điều này dẫn đến những cuộc đàn áp những người cải đạo sang Kitô giáo, mà đỉnh cao là cuộc đại thanh trừng của [[Diocletianus]] bắt đầu vào năm 303, nhưng cuối cùng Kitô giáo đã thắng thế.<ref>Shaw (2003) p. 431</ref> Năm 391, hoàng đế [[Theodosius I|Theodosius]] ban pháp lệnh nghiêm cấm các nghi thức thờ cúng pagan giáo và đóng cửa các ngôi đền.<ref>"''The Church in Ancient Society''", [[Henry Chadwick (theologian)|Henry Chadwick]], p. 373, Oxford University Press US, 2001, ISBN 0-19-924695-5</ref> Còn tại thành Alexandria thì đã diễn ra cuộc bạo loạn lớn chống lại pagan giáo với các hình tượng tôn giáo công cộng và tư nhân bị phá hủy.<ref>"''Christianizing the Roman Empire A.D 100–400"'', [[Ramsay MacMullen]], p. 63, Yale University Press, 1984, ISBN 0-300-03216-1</ref> Như một hệ quả, văn hóa tôn giáo bản địa của Ai Cập đã dần biến mất. Trong khi những cư dân bản địa tiếp tục nói ngôn ngữ của họ, thì khả năng đọc những ghi chép bằng chữ tượng hình dần dần biến mất bởi vì vai trò của các giáo sĩ và nữ tư tế trong các ngôi đền Ai Cập ngày càng suy giảm. Các ngôi đền cổ bị chuyển đổi thành những nhà thờ Kitô giáo hoặc bị bỏ hoang trong sa mạc.<ref>Shaw (2002) p. 445</ref>
 
== Chính quyền và kinh tế ==
Dòng 159:
Người Ai Cập tin rằng một mối quan hệ cân bằng giữa con người và động vật là một yếu tố thiết yếu của trật tự vũ trụ, do đó con người, động vật và thực vật được cho là thành viên của một tổng thể chung duy nhất <ref name="Strouhal117">Strouhal (1989) p. 117</ref>. Gia súc là những vật nuôi quan trọng nhất, việc quản lý thuế đánh vào vật nuôi trong những cuộc tổng điều tra thường xuyên, và kích thước của một đàn phản ánh uy tín và tầm quan trọng của điền trang hoặc ngôi đền mà sở hữu chúng. Ngoài ra cho gia súc, người Ai Cập cổ còn nuôi [[cừu]], [[dê]] và [[lợn]]. Gia cầm như vịt, ngan, ngỗng, chim bồ câu đã bị bắt do mắc bẫy và được nuôi ở các trang trại, nơi chúng đã bị ép ăn với bột để vỗ béo<ref name="Manuelian381">Manuelian (1998) p. 381</ref>. Ngoài ra [[sông Nile]] còn là một nguồn cung cấp cá phong phú. [[Ong]] cũng được thuần hóa ít nhất là từ thời [[Cổ Vương quốc Ai Cập|Cổ Vương quốc]], và chúng đã cung cấp cả mật ong và sáp.<ref>Nicholson (2000) p. 409</ref>
 
[[Tập tin:Maler der Grabkammer des Sennudem 001.jpg|nhỏ|trái|Sennedjem cày ruộng của ông với một cặp bò.]]Người Ai Cập cổ đại sử dụng lừa và bò để chuyên chở, và chúng còn được sử dụng trong việc cày ruộng và gieo hạt giống. Việc giết mổ một con bò được vỗ béo cũng là một phần trọng tâm trong các nghi lễ thờ cúng.<ref name="Manuelian381"/>[[Ngựa]] đã được [[Người Hyksos|nguời Hyksos]] du nhập vào Ai Cập trong [[Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai của Ai Cập|thời kỳ chuyển tiếp thứ hai]], và [[lạc đà]], mặc dù được biết đến từ thời [[Tân Vương quốc Ai Cập|Tân Vương quốc]], chỉ được sử dụng để chuyên chở vào thời Hậu nguyên. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy những con [[voi]] đã được sử dụng trong một thời gian ngắn vào giai đoạn Hậu nguyên, nhưng phần lớn chúng đã bị bỏ rơi do thiếu đất chăn thả.<ref name="Manuelian381"/>[[Chó]], [[mèo]] và [[khỉ]] là những loài thường được nuôi trong gia đình, trong khi các loài vật ngoại quốc khác được đưa về từ khu vực trung tâm của châu Phi, như [[sư tử]], lại được dành riêng cho hoàng gia. [[Herodotus]] quan sát thấy rằng người Ai Cập là những người duy nhất giữ những loài vật nuôi ở cùng trong nhà với họ.<ref name="Strouhal117"/> Trong giai đoạn Tiền triều đại và Hậu nguyên, việc thờ cúng các vị thần trong hình dạng động vật của họ trở nên vô cùng phổ biến, chẳng hạn như nữ thần mèo [[Bastet]] và thần cò [[Thoth]], nhiều loài còn được nhân giống với số lượng lớn tại các trang trại nhằm dành cho mục đích hiến tế trong các nghi lễ.<ref>Oakes (2003) p. 229</ref>
 
===Tài nguyên===
{{Xem thêm|Khai thác mỏ ở Ai Cập}}
Ai Cập có nguồn tài nguyên đá phong phú dành cho các công trình xây dựng, cùng với đồng và chì, vàng, và đá bán quý. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên này cho phép người Ai Cập cổ đại xây dựng các công trình kiến trúc, tạc tượng, chế tạo các công cụ và đồ trang sức.<ref>Greaves (1929) p. 123</ref> Quá trình [[ướp xác]] sử dụng muối từ [[Natrun Wadi]] để làm khô các xác ướp, ngoài ra còn cung cấp nguồn thạch cao cần thiết để làm vữa.<ref>Lucas (1962) p. 413</ref> Còn có những mỏ vàng lớn Nubia, và một trong những bản đồ đầu tiên được biết đến là bản đồ về một mỏ vàng ở khu vực này. [[Wadi Hammamat]] là nơi cung cấp nguồn đá [[granit]] nổi tiếng, [[greywacke]], và vàng. [[Đá lửa (lịch sử)|Đá lửa]] là loại khoáng chất đầu tiên được thu thập và sử dụng để làm công cụ, và những chiếc rìu đá là bằng chứng sớm nhất về quá trình định cư ở khu vực thung lũng sông Nile. Những viên đá nhỏ đã được mài một cách cẩn thận để làm lưỡi dao và đầu mũi tên nhờ vào độ cứng vừa phải của chúng và độ bền thậm chí chỉ kém đồng mà được sử dụng để thay thế sau này.<ref>Nicholson (2000) p. 28</ref> Người Ai Cập cổ đại là những người đầu tiên sử dụng các khoáng chất như lưu huỳnh làm mỹ phẩm.<ref>C.Michael Hogan. 2011. [http://editors.eol.org/eoearth/wiki/Sulfur ''Sulfur''. Encyclopedia of Earth, eds. A. Jorgensen and C.J. Cleveland, National Council for Science and the environment, Washington DC]</ref>
 
Người Ai Cập còn biết tách [[galen]] ra khỏi quặng chì tại Gebel Rosas để chế tạo lưới chì, các quả dọi bằng chì, và những bức tượng nhỏ. Đồng là kim loại quan trọng nhất được sử dụng để chế tạo công cụ ở Ai Cập cổ đại và loại [[quặng malachite]] dùng để nấu đồng lại được khai thác ở [[Sinai]].<ref>Scheel (1989) p. 14</ref> Công nhân khai thác vàng bằng cách đãi quặng vàng ra khỏi các lớp đá trầm tích, hoặc thông qua quá trình nghiền và đãi loại quặng vàng lẫn với [[quartzi]] vốn tốn nhiều công sức. Quặng sắt được tìm thấy ở thượng Ai Cập đã được sử dụng vào thời Hậu nguyên<ref>Nicholson (2000) p. 166</ref>. Những loại đá xây dựng với chất lượng cao rất dồi dào ở Ai Cập, người Ai Cập cổ đại đã khai thác đá vôi dọc theo thung lũng sông Nile, đá granite từ Aswan, và đá bazan cùng đá sa thạch từ các con sông cạn ở sa mạc phía đông. Những loại đá dùng để chạm khắc như [[Pocfia]], greywacke, [[thạch cao tuyết hoa]], và [[carnelian]] nằm rải rác ở sa mạc phía đông và được khai thác từ trước khi [[Vương triều thứ nhất của Ai Cập|triều đại đầu tiên]] được lập nên. Vào thời kỳ nhà Ptolemy và La Mã cai trị, người Ai Cập đã tiến hành khai thác đá [[ngọc lục bảo]] ở Wadi Sikait và [[thạch anh tím]] ở Wadi el-Hudi.<ref>Nicholson (2000) p. 51</ref>
Dòng 179:
===Lịch sử phát triển===
{{Hiero | ''r n kmt''<br /> 'Tiếng Ai Cập' | <hiero>r:Z1 n km m t:O49</hiero> | align=right | era=default}}
Tiếng Ai Cập là một [[hệ ngôn ngữ Phi-Á|ngôn ngữ Phi-Á]] phía bắc có mối quan hệ gần gũi với [[tiếng Berber]] và [[ngôn ngữ Semite]].<ref>Loprieno (1995b) p. 2137</ref> Nó là một trong những ngôn ngữ có lịch sử lâu đời nhất (chỉ sau [[tiếng Sumer]]), và được viết từ khoảng năm 3200 TCN cho đến thời Trung Cổ và tồn tại là một ngôn ngữ nói còn lâu hơn nữa. Các giai đoạn của tiếng Ai Cập cổ đại là [[Ngôn ngữ Cổ Ai Cập|Cổ Ai Cập]], [[Ngôn ngữ Trung Ai Cập|Trung Ai Cập]] ([[Tiếng Ai Cập cổ|tiếng Ai Cập cổ điển]]), [[Ngôn ngữ hậu kỳ Ai Cập|Hậu kỳ Ai Cập]], [[ngôn ngữ bình dân]] và [[tiếng Copt]].<ref>Loprieno (2004) p. 161</ref> Những ghi chép của người Ai Cập không cho thấy sự khác biệt về phương ngữ trước giai đoạn Copt, nhưng có thể co sự khác biệt trong cách nói tiếng địa phương ở khu vực xung quanh Memphis và Thebes sau này.<ref>Loprieno (2004) p. 162</ref>
 
[[Tiếng Ai Cập cổ|Ngôn ngữ Ai Cập cổ đại]] là một ngôn ngữ đa tổng hợp, nhưng nó đã dần trở thành một loại ngôn ngữ đơn lập sau này. Đến giai đoạn Hậu kỳ Ai Cập, nó đã phát triển các tiền tố hạn định và các mạo từ bất định, mà thay thế cho các hậu biến tố cũ. Đã có một sự thay đổi từ thứ tự động từ-chủ ngữ-bổ ngữ cũ thành dạng chủ ngữ-động từ-bổ ngữ.<ref>Loprieno (1995b) p. 2137–38</ref> Các ghi chép bằng chữ tượng hình, chữ [[chữTu sĩ|thầy tu]], và ngôn ngữ bình dân Ai Cập đã dần dần bị thay thế bằng bảng chữ cái ngữ âm của tiếng Copt. [[Tiếng Copt]] vẫn được sử dụng trong các nghi thức tế lễ của [[Tôn giáo Ai Cập cổ đại|Giáo hội Chính Thống Ai Cập]], và dấu vết của nó còn được tìm thấy ở trong [[Tiếng Ả Rập|ngôn ngữ Ai Cập Ả Rập]] ngày nay.<ref>Vittman (1991) pp. 197–227</ref>
 
===Phát âm và ngữ pháp===
[[Ngôn ngữ Ai Cập]] cổ đại có 25 phụ âm tương tự với những ngôn ngữ Phi-Á khác. Chúng bao gồm [[Phụ âm|phụ âm đầu]] và [[trọng âm]], âm tắc, âm xát và âm rung, âm vang và âm ồn. Nó có ba nguyên âm dài và ba nguyên âm ngắn, sau này vào thời Hậu kỳ Ai Cập thì nó được mở rộng lên thành chín.<ref>Loprieno (1995a) p. 46</ref> Các từ cơ bản của tiếng Ai Cập tương tự như tiếng Semite và Berber, bao gồm ba hoặc hai gốc phụ âm và bán phụ âm. Hậu tố được thêm vào để tạo thành từ. Việc chia động từ tương ứng với ngôi. Ví dụ, bộ khung ba phụ âm '''{{transl|egy|S-Ḏ-M}}''' là phần cốt lõi ngữ nghĩa của từ 'nghe'; chia động từ cơ bản của nó là ''{{transl|egy|sḏm}}'', 'ông ta nghe'. Nếu chủ ngữ là một danh từ, hậu tố không được thêm vào động từ:<ref>Loprieno (1995a) p. 74</ref> ''{{transl|egy|sḏm ḥmt}}'', 'người phụ nữ nghe'.
 
Tính từ đuợc tạo thành từ danh từ thông qua một quá trình mà các nhà Ai Cập học gọi là [[ngữ pháp Ả Rập|nisbation]] vì sự tương đồng so với tiếng Ả Rập.<ref>Loprieno (2004) p. 175</ref> Thứ tự của từ là {{smallcaps|vị ngữ-chủ ngữ}} trong động từ và tính từ, và {{smallcaps|chủ ngữ-vị ngữ}} trong danh từ và phó từ.<ref>Allen (2000) pp. 67, 70, 109</ref> Chủ ngữ có thể được di chuyển đến đầu câu nếu nó dài và được theo sau bởi một đại từ bổ ngữ.<ref>Loprieno (2005) p. 2147</ref> Các động từ và danh từ dạng phủ định thì thêm tiếp đầu ngữ ''n'', còn ''nn'' được sử dụng cho các trạng từ và tính từ. Trọng âm rơi vào âm tiết cuối cùng hoặc áp chót, có thể là mở âm (CV) hoặc đóng âm (CVC).<ref>Loprieno (2004) p. 173</ref>
Dòng 197:
{{Chính|Văn học Ai Cập cổ đại}}
[[Tập tin:Egypt.Papyrus.01.jpg|180px|nhỏ|trái|Một cuốn sách của người chết viết trên giấy papyrus]]
Những ghi chép đầu tiên xuất hiện gắn liền với vương quyền của nhà vua là trên các nhãn và thẻ của vật dụng được tìm thấy trong những ngôi mộ hoàng gia. Đó là công việc chính của những viên ký lục, họ làm việc trong tổ chức ''Per Ankh'' hoặc Ngôi nhà sinh mệnh. Thể chế này bao gồm các nghi lễ, thư viện (gọi là Ngôi nhà sách), phòng thí nghiệm và các đài quan sát.<ref>Strouhal (1989) p. 235</ref> Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của văn học Ai Cập cổ đại đó là các văn bản trong các kim tự tháp và trên những chiếc quan tài, được viết bằng ngôn ngữ Ai Cập cổ điển, mà vẫn tiếp tục được sử dụng để ghi chép cho đến khoảng năm 1300 TCN. Sau đó từ thời Tân Vương quốc trở đi, người Ai Cập sử dụng văn nói trong các văn bản hành chính [[thời kỳ Ramesse]], trong các tập thơ tình và những câu chuyện, cũng như trong các ghi chép bằng [[ngôn ngữ bình dân]] và ngôn ngữ [[Copt]]. Trong thời gian này, những ghi chép truyền thống đã phát triển thành những tác phẩm tự truyện trong các ngôi mộ, chẳng hạn như của [[Harkhuf]] và [[Weni]]. Một thể loại khác được gọi là [[Sebayt]] ("lời chỉ dạy") đã được phát triển để truyền đạt những lời giảng dạy và hướng dẫn từ các quý tộc nổi tiếng; [[Cuộn giấy Ipuwer]]- một bài thơ ai ca mô tả thiên tai và biến động xã hội- là một ví dụ nổi tiếng.
Tác phẩm [[Câu chuyện của Sinuhe]], viết bằng [[ngôn ngữ Trung Ai Cập]], được coi là một tác phẩm kinh điển của văn học Ai Cập.<ref>Lichtheim (1975) p. 11</ref> Cũng được viết vào thời điểm này là [[Cuộn giấy Westcar]], một tập hợp các câu chuyện trong đó những người con trai [[Khufu]] kể về những kỳ công của ông, và do các thầy tu viết nên.<ref>Lichtheim (1975) p. 215</ref> [[Lời chỉ dạy của Amenemope]] còn được coi là một kiệt tác của văn học cận đông.<ref>"''Wisdom in Ancient Israel"'', John Day,/John Adney Emerton,/Robert P. Gordon/ Hugh Godfrey/Maturin Williamson, p23, Cambridge University Press, 1997, ISBN 0-521-62489-4</ref> Vào cuối thời Tân Vương quốc, ngôn ngữ bản địa đã thường xuyên được sử dụng để viết những tác phẩm phổ biến như [[câu chuyện của Wenamun]] và [[lời chỉ dạy của Any]]. Từ khoảng năm 700 TCN, những câu chuyện thuật lại và lời chỉ dạy, chẳng hạn như lời chỉ dạy của Onchsheshonqy, cũng như các thư tịch của cá nhân và dùng trong buôn bán đều được viết bằng ngôn ngữ bình dân và theo các giai đoạn của người Ai Cập. Nhiều câu chuyện được viết bằng ngôn ngữ bình dân trong thời kỳ Hy Lạp-La Mã lại lấy bối cảnh vào các thời kỳ lịch sử trước đây, khi Ai Cập là một quốc gia độc lập được cai trị bởi những vị vua vĩ đại như [[Ramesses II]].<ref>Lichtheim (1980) p. 159</ref>
 
Dòng 220:
[[File:Hypostyle hall, Karnak temple.jpg|thumb|upright|left|Những trụ đỡ trần nhà của ngôi đền Karnak được thi công thành những hàng cột dày nhằm nâng đỡ dầm mái.]]
[[Tập tin:S F-E-CAMERON EGYPT 2006 FEB 00289.JPG|thumb|[[Ngôi đền Edfu|Ngôi đền Horus tại Edfu]] là một hình mẫu về nghệ thuật kiến trúc Ai Cập.]]
Nghệ thuật kiến ​​trúc của Ai Cập cổ đại với một số những công trình được coi là nổi tiếng nhất trên thế giới: [[Kim tự tháp Giza]] và [[Đền Karnak|các đền thờ tại Thebes]]. Các dự án xây dựng đã được nhà nước tổ chức và hỗ trợ tài chính cho mục đích tôn giáo và kỷ niệm,và còn để củng cố sức mạnh của các [[pharaon]]. Người Ai Cập cổ đại là những công nhân xây dựng có tay nghề cao; sử dụng các công cụ và phương tiện đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả, các kiến ​​trúc sư của họ có thể xây dựng các công trình đồ sộ bằng đá với độ chính xác cao.<ref>Clarke (1990) pp. 94–7</ref>
 
Ngôi nhà của tầng lớp thượng lưu cũng như của những người dân thường Ai Cập đều được xây dựng từ các vật liệu dễ hỏng như gạch bùn và gỗ. Người nông dân sống trong những ngôi nhà đơn giản, trong khi nơi ở của tầng lớp thượng lưu lại là những cấu trúc phức tạp hơn. Một vài tòa nhà từ thời Tân Vương quốc còn sót lại như ở [[Malkata]] và [[Amarna]], cho thấy các bức tường và sàn nhà được trang trí bằng những bức vẽ về người, chim, bể nước, các vị thần và những phác họa hình học.<ref>Badawy (1968) p. 50</ref> Những kiến trúc quan trọng như đền thờ và lăng mộ đã được dự định sẽ trường tồn thế nên chúng được xây bằng đá thay vì gạch.
Dòng 236:
 
[[Tập tin:Egypte louvre 182.jpg|trái|120px|nhỏ|Một bình gốm có hoa văn ở bảo tàng [[Louvre]]]]
Các [[pharaon]] sử dụng các bức phù điêu để ghi lại chiến thắng của họ trong những trận chiến, chiếu chỉ của hoàng gia, và những cảnh tôn giáo. Những gười dân thường cũng có quyền tiếp cận với những tác phẩm [[Mai táng Ai Cập cổ đại|nghệ thuật tang lễ]], như các bức tượng [[shabti]] và [[sách của người chết]], mà họ tin rằng sẽ bảo vệ họ ở thế giới bên kia.<ref name="James122">James (2005) p. 122</ref> Trong suốt thời kỳ Trung Vương quốc, những khuôn mẫu bằng gỗ hoặc đất sét miêu tả quang cảnh cuộc sống hàng ngày đã trở thành một sự bổ sung phổ biến cho các ngôi mộ. Trong một nỗ lực nhằm để tái dựng lại các hoạt động của người sống sau khi bước sang thế giới bên kia, họ đã tạo nên các mô hình người lao động, nhà ở, tàu thuyền, và thậm chí cả mô hình quân sự để thể hiện những quan niệm của người Ai Cập cổ đại về thế giới bên kia.<ref>Robins (1998) p. 74</ref>
Mặc dù nghệ thuật Ai Cập cổ đại có sự đồng nhất, những phong cách đặc thù vào những khoảng thời gian và địa điểm cụ thể đôi khi phản ánh sự thay đổi thái độ văn hóa hay chính trị. Sau cuộc xâm lược [[người Hyksos]] trong [[Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai của Ai Cập|thời kỳ chuyển tiếp thứ hai]], những bức bích họa mang phong cách [[Minoan]] đã được tìm thấy tại [[Avaris]].<ref>Shaw (2002) p. 216</ref> Ví dụ nổi bật nhất về một sự thay đổi định hướng chính trị trong các hình thức nghệ thuật đến từ [[thời kỳ Amarna]], với những hình mẫu được thay đổi hoàn toàn để phù hợp với những ý tưởng tôn giáo mang tính cách mạng của [[Akhenaten]].<ref>Robins (1998) p. 149</ref> Phong cách này được gọi là [[nghệ thuật Amarna]], và nó đã nhanh chóng bị xoá bỏ một cách hoàn toàn sau khi Akhenaten qua đời và được thay thế bằng phong cách truyền thống.<ref>Robins (1998) p. 158</ref>
{{clear}}
===Niềm tin tôn giáo===
{{Chính|Tôn giáo Ai Cập cổ đại}}
[[Tập tin:BD Hunefer.jpg|thumb|300px|Tác phẩm [[Sách của người chết]] là một cẩm nang trong cuộc hành trình tới thế giới bên kia.]]
Niềm tin vào các vị thần và thế giới bên kia đã ăn sâu vào trong nền văn minh Ai Cập cổ đại ngay từ thủa sơ khai; Luật lệ của Pharaon được dựa trên [[Những vị thần trong Tôn giáo Ai Cập cổ đại|quyền lực thần thánh của các vị vua]]. Các ngôi đền Ai Cập là nơi trú ngụ của các vị thần, những người có quyền lực siêu nhiên và luôn được dân chúng cầu xin sự giúp đỡ và bảo vệ. Tuy nhiên, các vị thần không phải lúc nào cũng được coi là nhân từ, và người Ai Cập tin rằng họ có thể được xoa dịu bằng việc hiến tế và cầu nguyện. Hệ thống các vị thần này thay đổi liên tục bởi vì các vị thần mới luôn được phong cấp trong hệ thống cấp bậc, trong khi các vị tư tế lại không có bất cứ nỗ lực để thiết lập các thay đổi này cùng với những câu chuyện thành một thể thống nhất và đôi khi lại khiến cho những câu chuyện thần thoại này mâu thuẫn với nhau.<ref>James (2005) p. 102</ref> Những quan niệm khác nhau về thần thánh không được coi là mâu thuẫn mà giống như là phân thành nhiều lớp theo nhiều khía cạnh của thực tại.<ref>"''The Oxford Guide: Essential Guide to Egyptian Mythology''", edited by [[Donald B. Redford]], p. 106, [[Berkley Books]], 2003, ISBN 0-425-19096-X</ref>[[Tập tin:Ka Statue of horawibra.jpg|thumb|upright|left|Bức [[tượng Ka]] là nơi trú ngụ cho linh hồn]]Các vị thần được thờ cúng trong những ngôi đền chiu sự quản lý của các vị tư tế đại diện cho nhà vua. Tại trung tâm của các ngôi đền đều có một bức tượng dược thờ cúng trong một điện thờ. Các ngôi đền không phải là nơi dành cho việc thờ cúng chung, và chỉ vào một số ngày lễ và lễ kỷ niệm thì là bức tượng của vị thần mới được đem ra để thờ phụng công khai trong một điện thờ. Thông thường, lãnh địa của các vị thần luôn cách biệt với thế giới bên ngoài và chỉ có các quan chức của ngôi đền mới được phép đặt chân vào. Người dân có thể thờ cúng các bức tượng riêng trong nhà của họ, và đeo những lá bùa hộ mệnh nhằm chống lại các thế lực gây ra sự hỗn loạn.<ref>James (2005) p. 117</ref> Sau thời kì Tân Vương quốc, vai trò của pharaon như một trung gian tâm linh bị giảm nhẹ, hay nói cách khác những phong tục tín ngưỡng đã chuyển dịch tinh thần đến việc thờ phượng trực tiếp các vị thần thay vì phải qua pharaon. Kết quả là, các linh mục đã phát triển một hệ thống những nhà tiên tri nhằm giao thức với ý nghĩ của thần linh và truyền lại trực tiếp đến người dân.<ref name="Shaw313">Shaw (2002) p. 313</ref>
 
Người Ai Cập tin rằng mỗi con người được cấu tạo từ các bộ phận cơ thể và phần linh hồn. Ngoài cơ thể, mỗi người còn có một ''swt'' (bóng), một ''ba'' (tính cách hay linh hồn), một ''ka'' (sức sống), và một cái ''tên''.<ref>Allen (2000) pp. 79, 94–5</ref> Trái tim chứ không phải là não được coi là nơi chứa đựng những suy nghĩ và cảm xúc. Sau khi chết, phần hồn sẽ được giải phóng khỏi cơ thể và có thể lang thang một cách tự do, nhưng nó cần một cơ thể khác (hoặc thay thế, chẳng hạn như một bức tượng) để làm một ngôi nhà vĩnh viễn. Mục tiêu cuối cùng của người đã khuất đó là đoàn tụ lại được với ''ka'' và ''ba'' của mình, để có thể trở thành một ''akh''. Để điều này xảy ra, người đã khuất phải trải qua một phiên tòa, trong đó trái tim của họ được đem cân với một "[[Maat|sợi lông chân lý]]". Nếu được coi là xứng đáng, người đã khuất có thể tiếp tục tồn tại trên trái đất dưới dạng phần hồn.<ref>Wasserman, ''et al.'' (1994) pp. 150–3</ref>
Dòng 248:
{{clear}}
===Phong tục mai táng ===
{{chính|Tục lệ maiMai táng Ai Cập cổ đại}}
[[Tập tin:tutmask.jpg|thumb|upright|Mặt nạ bằng vàng từ xác ướp của [[Tutankhamun]].]]
[[File:Anubis attending the mummy of Sennedjem.jpg|thumb|left|[[Anubis]] là vị thần của Ai Cập cổ đại liên đới đến phong tục ướp xác và những lễ nghi mai táng. Trong bức họa này, Anubis đang chăm sóc một xác ướp.]]
Dòng 257:
==Quân sự==
{{Chính|Quân đội Ai Cập cổ đại}}
Quân đội Ai Cập cổ đại có nhiệm vụ bảo vệ Ai Cập chống lại các cuộc xâm lăng từ bên ngoài và duy trì sự thống trị của Ai Cập ở vùng [[Cận Đông]] cổ đại. Quân đội còn bảo vệ các mỏ khai thác ở [[Sinai]] trong thời kỳ Cổ Vương quốc và tham gia vào các cuộc nội chiến trong thời kỳ chuyển tiếp thứ nhất và thứ hai. Họ còn chịu trách nhiệm bảo vệ các pháo đài dọc theo các tuyến đường thương mại quan trọng, chẳng hạn như tại thành phố [[Buhen]] trên đường tới Nubia. Các pháo đài cũng đã được xây dựng để làm các căn cứ quân sự, chẳng hạn như pháo đài ở [[Sile]], mà đóng vai trò là một căn cứ chỉ huy trong các quộc viễn chinh tới [[Levant]]. Vào thời kỳ Tân Vương quốc, một loạt các vị vua đã sử dụng quân đội thường trực của Ai Cập để tấn công và chinh phục [[vương quốc Kush|Kush]] cùng các khu vực của Levant.<ref>Shaw (2002) p. 245</ref>[[Tập tin:Egyptian-Chariot.png|thumb|right|Một [[chiến xa]] Ai Cập.]]Trang bị quân sự điển hình bao gồm [[Tên (vũ khí)|cung tên]], [[giáo]], và loại khiên đầu tròn được chế tạo bằng cách bọc da động vật vào một khung gỗ. Vào thời kỳ Tân Vương quốc, quân đội đã bắt đầu sử dụng các cỗ [[chiến xa]] vốn được những kẻ xâm lược người Hyksos du nhập vào thời kỳ trước đó. Vũ khí và áo giáp tiếp tục được cải tiến với việc sử dụng đồng: khiên chắn bây giờ đã được làm từ một khối gỗ đặc với một thanh oằn bằng đồng, các ngọn giáo được gắn đầu chóp nhọn bằng đồng, và [[Khopesh]] đã được du nhập từ những người lính châu Á<ref>Manuelian (1998) pp. 366–67</ref>. Các vị pharaon thường được mô tả trong nghệ thuật và văn học là đang cưỡi trên các cỗ chiến xa ở phía trước đạo quân; có giả thuyết cho rằng đã có ít nhất một vài vị pharaon, như [[Seqenenre Tao II]] và những người con trai của ông, đã làm như vậy.<ref>Clayton (1994) p. 96</ref> Tuy nhiên, cũng có những lập luận cho rằng "những vị vua của thời kỳ này đã không đích thân chỉ huy quân đội trên chiến trường, chiến đấu cùng với quân đội của họ. "<ref>{{cite journal|last=Shaw|first=Garry J.|title=The Death of King Seqenenre Tao|journal=Journal of the American Research Center in Egypt|year=2009|volume=45}}</ref> Binh lính được tuyển chọn từ những người dân thường, nhưng trong giai đoạn Tân Vương quốc và đặc biệt là thời kỳ sau đó, [[lính đánh thuê]] từ [[Nubia]], [[Kush]], và [[Libya]] đã được tuyển mộ để chiến đấu cho Ai Cập.<ref>Shaw (2002) p. 400</ref>
==Kỹ thuật, y học, toán học==
===Kỹ thuật===
Dòng 264:
 
===Đồ sứ và thủy tinh===
Ngay từ trước thời kỳ Cổ Vương quốc, người Ai Cập cổ đại đã tạo ra một loại vật liệu thủy tinh được gọi là sứ, và họ coi đó là một loại đá bán quý nhân tạo. Sứ là một loại đồ gốm được làm từ [[silica]], một lượng nhỏ vôi và natri oxit, cùng với một chất tạo màu, thường là đồng.<ref>Nicholson (2000) p. 177</ref> Nó được sử dụng để làm các chuỗi hạt, đá lát, các bức tượng nhỏ, và đồ gốm nhỏ. Người Ai Cập cổ đại còn tạo ra được một chất màu gọi là [[màu xanh Ai Cập]], hay còn được gọi màu xanh thủy tinh, nó được tạo ra bằng cách nung chảy silica, đồng, vôi, và một loại chất kiềm như natron. Sản phẩm tạo ra có thể được nghiền nhỏ và được sử dụng làm một chất màu.<ref>Nicholson (2000) p. 109</ref>
[[Tập tin:Egyptian glass jar.jpg|thumb|left|upright|Bình thủy tinh Ai Cập cổ đại.]]
Người Ai Cập cổ đại đã có thể chế tạo một loạt các đồ vật bằng thủy tinh với kỹ năng tuyệt vời, nhưng hiện vẫn chưa rõ là liệu rằng họ đã phát triển quá trình này một cách độc lập hay không.<ref>Nicholson (2000) p. 195</ref> Ngoài ra cũng không rõ ràng rằng họ đã chế tạo ra loại thủy tinh thô của mình hay chỉ đơn thuần là nhập khẩu các thỏi đã được chế tạo sẵn, sau đó họ nấu chảy và hoàn thiện. Tuy nhiên, họ lại có kĩ năng thuần thục trong việc tạo hình các đồ vật, cũng như việc thêm vào các yếu tố vi lượng để kiểm soát màu sắc của thuỷ tinh thành phẩm. Họ có thể tạo ra nhiều loại màu sắc bao gồm màu vàng, đỏ, xanh lá cây, xanh dương, tím, trắng, và có thể chế tạo ra loại thủy tinh trong suốt hoặc mờ đục.<ref>Nicholson (2000) p. 215</ref>
Dòng 276:
Các thầy thuốc Ai Cập từ xa xưa đã nổi tiếng ở vùng Cận Đông cổ đại nhờ vào tài năng chữa bệnh của họ, và một số chẳng hạn như [[Imhotep]], thậm chí còn nổi tiếng rất lâu sau khi họ qua đời.<ref>Filer (1995) p. 39</ref> [[Herodotos]] đã nhận xét rằng các thầy thuốc Ai Cập là những người có sự chuyên môn hóa cao, với việc có những người chỉ chuyên chữa những bệnh về đầu hoặc dạ dày, trong khi những người khác là các thầy thuốc chữa bệnh về mắt và là nha sĩ.<ref>Strouhal (1989) p. 243</ref> Quá trình đào tạo các thầy thuốc diễn ra tại các phân viện ''Ankh'' hoặc "Ngôi nhà của sự sống", đặc biệt nổi tiếng là những nơi như ở [[Bubastis|Per-Bastet]] vào thời Tân Vương quốc và tại [[Abydos]] và [[Sais]] vào giai đoạn Hậu nguyên sau này. Các cuộn [[Giấy cói y học]] ghi lại những kiến ​​thức thực nghiệm về giải phẫu, chấn thương, và những phương pháp điều trị thực tế.<ref>Stroual (1989) pp. 244–46</ref>
 
Các vết thương lại được chữa trị bằng cách băng bó với thịt sống, vải lanh trắng, chỉ khâu, vải màn, tấm lót, băng gạc nhúng với mật ong để ngăn ngừa nhiễm trùng,<ref>Stroual (1989) p. 250</ref> trong khi [[thuốc phiện]], [[cỏ dạ hương]] và [[belladona]] đã được sử dụng để giảm đau. Những ghi chép sớm nhất về cách điều trị bỏng đã mô tả cách băng bó vết bỏng mà sử dụng sữa từ người mẹ sinh con trai. Bánh mì mốc, mật ong và muối đồng cũng đã được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết bỏng.<ref>{{cite journal|author=Pećanac M, Janjić Z, Komarcević A, Pajić M, Dobanovacki D, Misković SS|journal=Medicinski pregled|date=May–Jun 2013|title=Burns treatment in ancient times|pmid=23888738|doi=10.1016/s0264-410x(02)00603-5|volume=66|issue=5–6|pages=263–7|last2=Janjić|last3=Komarcević|last4=Pajić|last5=Dobanovacki|last6=Misković}}</ref> Tỏi và hành tây đã được sử dụng thường xuyên để tăng cường sức khỏe và được cho là có tác dụng tốt trong việc giảm các triệu chứng hen suyễn. Những thầy thuốc phẫu thuật Ai Cập cổ đại có thể khâu vết thương, cố định lại xương bị gãy, và cắt cụt chân tay bị hoại tử, nhưng họ cũng nhận ra rằng một số vết thương quá nghiêm trọng và họ chỉ có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái cho đến khi cái chết xảy đến.<ref>Filer (1995) p. 38</ref>
===Đóng tàu===
[[File:Language Maps Known Egyptian World 1.jpg|thumb|Đường viền đỏ đánh dấu mức độ nhận thức địa lý của người Ai Cập cổ đại.]]
[[Tập tin:Ancient Egyptian Seafaring Ship.jpg|thumb|Hình ảnh chiếc tàu đi biển được khắc họa trong bức phù điêu miêu tả cuộc thám hiểm tới xứ Punt tại ngôi đền Deir el-Bahari của Hateshepsut]]
Những người Ai Cập từ xa xưa đã biết cách lắp ráp các tấm ván gỗ vào một thân tàu và đã làm chủ được các kỹ thuật tiên tiến của ngành đóng tàu từ rất sớm vào khoảng năm 3000 TCN. [[Viện khảo cổ học Mỹ]] ghi nhận rằng một số chiếc thuyền cổ xưa nhất vẫn đang được khai quật và chúng được gọi chung là [[những chiếc thuyền Abydos]].<ref name="AIA">Ward, Cheryl. "[http://archive.archaeology.org/0105/abstracts/abydos3.html World's Oldest Planked Boats]", in''[[Archaeology (magazine)|Archaeology]]'' (Volume 54, Number 3, May/June 2001). Archaeological Institute of America.</ref> Đây là một nhóm gồm 14 con thuyền được phát hiện ở Abydos và chúng được tạo nên bằng cách "khâu" các tấm ván gỗ lại với nhau. Các con thuyền này được nhà Ai Cập học [[David O'Connor]] của [[đại học New York]] phát hiện<ref name="AIA2">Schuster, Angela M.H. "[http://archive.archaeology.org/online/news/abydos.html This Old Boat]", ngày 11 tháng 12 năm 2000. Archaeological Institute of America.</ref> ngoài ra còn có cả những chiếc dây đai được sử dụng để buộc các tấm ván lại với nhau,<ref name="AIA"/> và họ dùng [[lau sậy]] hoặc [[cây cỏ]] để lèn vào giữa các tấm ván nhằm bịt các kẽ hở.<ref name="AIA"/>. Vì những chiếc thuyền này đều được chôn cùng nhau và nằm gần khu nhà nguyện an táng của Pharaon [[Khasekhemwy]], nên ban đầu tất cả chúng đều được cho là thuộc về ông, nhưng chỉ có một trong số 14 chiếc thuyền này có niên đại vào khoảng năm 3000 TCN, và những chiếc bình gốm được chôn cùng với các con thuyền này cũng được cho là có niên đại sớm hơn. Chiếc thuyền có niên đại khoảng năm 3000 TCN có chiều dài 75 feet (23 m) và ngày nay được coi là thuộc về một vị pharaon trước đó. Theo giáo sư O'Connor, chiếc thuyền có niên đại 5.000 năm tuổi có thể có thuộc về Pharaon [[Hor-Aha|Aha]].<ref name="AIA2"/>
 
Người Ai Cập cổ đại cũng biết dùng các đinh gỗ để đóng những tấm ván gỗ chặt hơn lại với nhau, họ còn sử dụng [[hắc ín]] để bít các vết nối. Chiếc "[[Con tàu Khufu|thuyền Khufu]]" dài 43,6 mét (143&nbsp;ft) được chôn trong một chiếc hố thuộc khu vực phức hợp kim tự tháp Giza và nằm ngay dưới chân của [[Đại kim tự tháp Giza]] có niên đại thuộc về triều đại thứ tư khoảng năm 2500 TCN, có thể chủ yếu mang tính biểu tượng là một chiếc thuyền mặt trời. Người Ai Cập cũng biết cách đóng chặt các tấm ván của con tàu này bằng các lỗ và khớp mộng.<ref name="AIA" />
 
Người Ai Cập còn sử dụng những chiếc tàu biển lớn trong hoạt động thương mại với các thành bang ở phía đông Địa Trung Hải, đặc biệt là [[Byblos]] (trên bờ biển [[Liban]] ngày nay), và trong một số cuộc thám hiểm dọc theo bờ Biển Đỏ đến xứ Punt<ref name="Shelley Wachsmann, Seagoing Ships and Seamanship in the Bronze Age Levant (Texas A&M University Press, 2009), p. 19.">Shelley Wachsmann, Seagoing Ships and Seamanship in the Bronze Age Levant (Texas A&M University Press, 2009), p. 19.</ref>. Trên thực tế, một trong những từ ngữ đuợc người Ai Cập sử dụng sớm nhất để chỉ tàu biển đó là "tàu Byblos", mà ban đầu được xác định là một lớp tàu biển mà nguời Ai Cập dùng để đi tới Byblos. Tuy nhiên, vào cuối thời Cổ Vương quốc, thuật ngữ này đã được dùng để chỉ những con tàu ​​biển lớn, bất kể điểm đến của chúng.<ref name="Shelley Wachsmann, Seagoing Ships and Seamanship in the Bronze Age Levant (Texas A&M University Press, 2009), p. 19."/>
Dòng 315:
Mặc dù sự chiếm đóng của [[thực dân]] phương Tây đến Ai Cập đã phá hủy một phần quan trọng các di sản lịch sử quốc gia, nhưng vẫn có một số người ngoại quốc đã để lại những dấu ấn tích cực hơn. Lấy ví dụ như [[Napoleon]], ông đã chỉnh lí lại những nghiên cứu hàng đầu về [[Ai Cập học]] khi ông mua chúng từ khoảng 150 nhà khoa học và họa sĩ để học hỏi cùng với tài liệu [[lịch sử tự nhiên]] về Ai Cập, được phát hành trong chuỗi ấn phẩm ''[[Description de l'Égypte]]'' (Diện mạo Ai Cập).<ref>Siliotti (1998) p. 100</ref>
 
Vào thế kỷ 20, Chính phủ Ai Cập và các nhà khảo cổ đều đã công nhận tầm quan trọng của sự tôn trọng văn hóa và sự toàn vẹn trong các cuộc khai quật. [[Hội đồng Tối cao vềKhảo cổ vậthọc]] hiện nay giữ vai trò phê duyệt và giám sát tất cả các cuộc khai quật, với mục đích là nhằm tìm kiếm thông tin chứ không phải là kho báu. Hội đồng cũng giám sát các bảo tàng và những chương trình đồ án tái thiết các di tích để bảo tồn các di sản lịch sử của Ai Cập.
 
{{clear}}