Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trại cải tạo lao động của Liên Xô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 9:
Hệ thống Gulag được chính thức thành lập ngày 25 tháng 4 năm 1930 và trên lý thuyết giải thể ngày 13 tháng 1 năm 1960.<ref>[http://www.memo.ru/history/NKVD/GULAG/r1/r1-4.htm Система исправительно-трудовых лагерей в СССР<!-- Bot generated title -->]</ref> Tại Liên Xô, việc sử dụng cụm từ "Gulag" để biểu thị hệ thống lao động cải tạo ở Liên Xô trong thời kỳ [[Iosif Vissarionovich Stalin|Stalin]], ở đây giam giữ đủ mọi thành phần, từ tù chính trị cho đến tù dân sự ([[trộm cắp]], [[lừa đảo]], [[giết người]]...), mục đích là để tù nhân tham gia lao động nhằm cải tạo bản thân và tái hòa nhập xã hội, tức là cũng tương tự như hệ thống nhà tù ở phương Tây và nhiều nước khác hiện nay. Tuy nhiên, truyền thông phương Tây lại thường dùng Gulag để chỉ việc những công dân [[bất đồng chính kiến]] bị giam giữ cộng với lao động khổ sai<ref>[http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2008/08/080811_solzhenitsynvuthuhien.shtml BBCVietnamese.com | Diễn đàn | Solzhenitsyn, bậc trưởng lão của văn học Nga<!-- Bot generated title -->]</ref>, dẫn tới việc Gulag thường được hiểu ở phương Tây với hàm ý xấu (thực ra, mục đích giam giữ, điều kiện sống và các quy định của Gulag cũng không khác gì so với các trại giam phương Tây cùng thời kỳ, một số điểm thậm chí còn tốt hơn, ví dụ như trả lương cho lao động và cho phép giảm án nếu lao động chăm chỉ).
 
Nhiều nhà bất đồng chính kiến Liên Xô viết về sự tồn tại của hệ thống trại tù Gulag ngay cả sau khi nó được chính thức loan báo đóng cửa. Trong số người này, Anatoli Marchenko (1938-1986), mà chính ông đã chết trong một trại tù Gulag, qua những bài viết của ông cho thấy hệ thống tù gulag của Liên Xô đã không chấm dứt với cái chết của Joseph Stalin.<ref>để tham khảo, hãy đọc bài [[:en:Anatoli Marchenko|Anatoli Marchenko]]</ref> Có những lời xác nhận khác của Vladimir Bukovsky, Yuri Orlov, Nathan Shcharansky, những người được thả ra từ Gulag và được cho phép di cư sang phương Tây, sau những áp lực quốc tế đối với nhà cầm quyền Liên Xô kéo dài nhiều năm. Aleksandr Solzhenitsyn, người đoạt Giải Nobel Văn học năm 1970, đã giới thiệu thuật ngữ này cho thế giới phương Tây với việc xuất bản năm 1973 cuốn tiểu thuyết "Quần đảo Gulag" của mình. Cuốn sách kết nối các trại rải rác thành "một chuỗi các hòn đảo" và mô tả một hệ thống Gulag, nơi điều kiện làm việc rất cực nhọc<ref name=autogenerated2>Applebaum, Anne (2003) Gulag: A History. Doubleday. ISBN 0767900561</ref> Một số học giả đồng tình với mô tả của Solzhenitsyn<ref>Alexander Nikolaevich Yakovlev. A Century of Violence in Soviet Russia. Yale University Press, 2002. ISBN 0-300-08760-8 p. 15</ref><ref>Steven Rosefielde. Red Holocaust. Routledge, 2009. ISBN 0415777577 pg. 247: "They served as killing fields during much of the Stalin period, and as a vast pool of cheap labor for state projects."</ref> Các nguồn khác thì cho rằng Gulag là không lớn và điều kiện sống của tù nhân cũng không khắc nghiệt như trong sách báo phương Tây thường mô tả<ref name=autogenerated1>Getty, Rittersporn, Zemskov. Victims of the Soviet Penal System in the Pre-War Years: A First Approach on the Basis of Archival Evidence. The American Historical Review, Vol. 98, No. 4 (Oct., 1993), pp. 1017-1049</ref> cũng như nó không hề có các hành vi sát hại hàng loạt tù nhân<ref>Stephen Wheatcroft. "The Scale and Nature of German and Soviet Repression and Mass Killings, 1930-45", Europe-Asia Studies, Vol. 48, No. 8 (Dec., 1996), pp. 1319-1353</ref> mặc dù trong một số giai đoạn của thế chiến thứ hai, tỷ lệ tử vong trong các trại lao động tăng lên do thiếu thuốc men, điều kiện vệ sinh kém gây ra bệnh tật.<ref name=autogenerated2 />
 
Vào tháng ba năm 1940, đã có 53 trại riêng biệt và 423 vùng cải tạo lao động tại Liên Xô. Ngày nay, các thành phố công nghiệp vùng Bắc Cực của Nga, như Norilsk, Vorkuta, và Magadan, ban đầu chính là các trại lao động được xây bởi những tù nhân và điều hành bởi các cựu tù nhân.<ref>Gulag: a History of the Soviet Camps". Arlindo-correia.com. http://www.arlindo-correia.com/041003.html. Truy cập 2009-01-06. <!-- liên kết lỗi --></ref>
Dòng 32:
==Điều kiện sống ở các trại==
Điều kiện sống và làm việc trong các trại khác nhau đáng kể theo thời gian và địa điểm, trong đó tùy thuộc ảnh hưởng của các sự kiện lớn như ([[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến II]], nạn đói và sự thiếu hụt trên toàn quốc, bất ngờ nhập hay thả số lượng lớn các tù nhân... Tù nhân tại các trại có điều kiện khó khăn thường phải đối mặt với tình trạng quá đông người, nhà ở cách nhiệt kém, vệ sinh kém, và chăm sóc sức khỏe không đủ (tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây cũng là tình trạng thường xảy ra ở các nhà tù phương Tây cùng thời). Các tù nhân ở các trại thuận lợi hơn thì có điều kiện sống tốt hơn, và được cung cấp thực phẩm và thuốc men ở mức cơ bản.
 
Nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn, đã giới thiệu thuật ngữ nàyGulag cho thế giới phương Tây với việc xuất bản năm 1973 cuốn tiểu thuyết của mình. Cuốn sách kết nối các trại rải rác thành "một chuỗi các hòn đảo" và mô tả một hệ thống Gulag, nơi điều kiện làm việc rất cực nhọc<ref name=autogenerated2>Applebaum, Anne (2003) Gulag: A History. Doubleday. ISBN 0767900561</ref> Một số học giả đồng tình với mô tả của Solzhenitsyn<ref>Alexander Nikolaevich Yakovlev. A Century of Violence in Soviet Russia. Yale University Press, 2002. ISBN 0-300-08760-8 p. 15</ref><ref>Steven Rosefielde. Red Holocaust. Routledge, 2009. ISBN 0415777577 pg. 247: "They served as killing fields during much of the Stalin period, and as a vast pool of cheap labor for state projects."</ref> Trong thời kỳ [[chiến tranh Lạnh]], tác phẩm của Solzhenitsyn đã được truyền thông phương Tây tích cực sử dụng như một vũ khí truyên truyền chống lại Liên Xô. Nhưng theo [[Natalya Reshetovskaya]], vợ của Aleksandr Solzhenitsyn, cho biết trong cuốn hồi ký của mình rằng tiểu thuyết của chồng bà đã được sáng tác dựa trên ''"các câu chuyện được nghe kể bên đống lửa và các nguồn hỗn tạp"''. Theo bà kể lại, Solzhenitsyn không hề coi cuốn sách là một tác phẩm nghiêm túc về lịch sử, nó hoàn toàn trái ngược với sự thật khách quan. Truyền thông Phương Tây đã đánh giá cuốn sách này quá cao và thẩm định nó một cách sai lầm<ref>{{Cite news|url=https://www.nytimes.com/2003/06/06/world/natalya-reshetovskaya-84-is-dead-solzhenitsyn-s-wife-questioned-gulag.html|title=Natalya Reshetovskaya, 84, Is Dead; Solzhenitsyn's Wife Questioned 'Gulag'|last=Lewis|first=Paul|date=2003-06-06|newspaper=The New York Times|issn=0362-4331|access-date=2017-01-26}}</ref>.
 
Sự khác biệt trong điều kiện sống cho các loại tù nhân được minh họa trong hồi ký của [[Victor Herman]]. Ông sống trong các trại Burepolom và Nuksha 2, cả hai đều gần Viatka, ở phía bắc của Nga. Tại Burepolom có ​​khoảng 3.000 tù nhân, tất cả đều là tù hình sự (trộm cắp, lừa đảo...), họ có thể đi dạo theo ý muốn, được bảo vệ nhẹ nhàng, sống trong các doanh trại với nệm và gối, và được xem chiếu phim. Nhưng ở Nuksha 2, nơi chứa các tội phạm nghiêm trọng (giết người, gián điệp, phá hoại tài sản quốc gia...), tù nhân sống trong khu biệt lập với các tháp canh có súng máy và không cho phép thư từ.