Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ai Cập cổ đại”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 117.4.108.52 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tuanminh01
n chính tả, replaced: nguời → người (2)
Dòng 159:
Người Ai Cập tin rằng một mối quan hệ cân bằng giữa con người và động vật là một yếu tố thiết yếu của trật tự vũ trụ, do đó con người, động vật và thực vật được cho là thành viên của một tổng thể chung duy nhất <ref name="Strouhal117">Strouhal (1989) p. 117</ref>. Gia súc là những vật nuôi quan trọng nhất, việc quản lý thuế đánh vào vật nuôi trong những cuộc tổng điều tra thường xuyên, và kích thước của một đàn phản ánh uy tín và tầm quan trọng của điền trang hoặc ngôi đền mà sở hữu chúng. Ngoài ra cho gia súc, người Ai Cập cổ còn nuôi [[cừu]], [[dê]] và [[lợn]]. Gia cầm như vịt, ngan, ngỗng, chim bồ câu đã bị bắt do mắc bẫy và được nuôi ở các trang trại, nơi chúng đã bị ép ăn với bột để vỗ béo<ref name="Manuelian381">Manuelian (1998) p. 381</ref>. Ngoài ra [[sông Nile]] còn là một nguồn cung cấp cá phong phú. [[Ong]] cũng được thuần hóa ít nhất là từ thời [[Cổ Vương quốc Ai Cập|Cổ Vương quốc]], và chúng đã cung cấp cả mật ong và sáp.<ref>Nicholson (2000) p. 409</ref>
 
[[Tập tin:Maler der Grabkammer des Sennudem 001.jpg|nhỏ|trái|Sennedjem cày ruộng của ông với một cặp bò.]]Người Ai Cập cổ đại sử dụng lừa và bò để chuyên chở, và chúng còn được sử dụng trong việc cày ruộng và gieo hạt giống. Việc giết mổ một con bò được vỗ béo cũng là một phần trọng tâm trong các nghi lễ thờ cúng.<ref name="Manuelian381"/>[[Ngựa]] đã được [[Người Hyksos|nguờingười Hyksos]] du nhập vào Ai Cập trong [[Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai của Ai Cập|thời kỳ chuyển tiếp thứ hai]], và [[lạc đà]], mặc dù được biết đến từ thời [[Tân Vương quốc Ai Cập|Tân Vương quốc]], chỉ được sử dụng để chuyên chở vào thời Hậu nguyên. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy những con [[voi]] đã được sử dụng trong một thời gian ngắn vào giai đoạn Hậu nguyên, nhưng phần lớn chúng đã bị bỏ rơi do thiếu đất chăn thả.<ref name="Manuelian381"/>[[Chó]], [[mèo]] và [[khỉ]] là những loài thường được nuôi trong gia đình, trong khi các loài vật ngoại quốc khác được đưa về từ khu vực trung tâm của châu Phi, như [[sư tử]], lại được dành riêng cho hoàng gia. [[Herodotus]] quan sát thấy rằng người Ai Cập là những người duy nhất giữ những loài vật nuôi ở cùng trong nhà với họ.<ref name="Strouhal117"/> Trong giai đoạn Tiền triều đại và Hậu nguyên, việc thờ cúng các vị thần trong hình dạng động vật của họ trở nên vô cùng phổ biến, chẳng hạn như nữ thần mèo [[Bastet]] và thần cò [[Thoth]], nhiều loài còn được nhân giống với số lượng lớn tại các trang trại nhằm dành cho mục đích hiến tế trong các nghi lễ.<ref>Oakes (2003) p. 229</ref>
 
===Tài nguyên===
Dòng 284:
Người Ai Cập cổ đại cũng biết dùng các đinh gỗ để đóng những tấm ván gỗ chặt hơn lại với nhau, họ còn sử dụng [[hắc ín]] để bít các vết nối. Chiếc "[[Con tàu Khufu|thuyền Khufu]]" dài 43,6 mét (143&nbsp;ft) được chôn trong một chiếc hố thuộc khu vực phức hợp kim tự tháp Giza và nằm ngay dưới chân của [[Đại kim tự tháp Giza]] có niên đại thuộc về triều đại thứ tư khoảng năm 2500 TCN, có thể chủ yếu mang tính biểu tượng là một chiếc thuyền mặt trời. Người Ai Cập cũng biết cách đóng chặt các tấm ván của con tàu này bằng các lỗ và khớp mộng.<ref name="AIA" />
 
Người Ai Cập còn sử dụng những chiếc tàu biển lớn trong hoạt động thương mại với các thành bang ở phía đông Địa Trung Hải, đặc biệt là [[Byblos]] (trên bờ biển [[Liban]] ngày nay), và trong một số cuộc thám hiểm dọc theo bờ Biển Đỏ đến xứ Punt<ref name="Shelley Wachsmann, Seagoing Ships and Seamanship in the Bronze Age Levant (Texas A&M University Press, 2009), p. 19.">Shelley Wachsmann, Seagoing Ships and Seamanship in the Bronze Age Levant (Texas A&M University Press, 2009), p. 19.</ref>. Trên thực tế, một trong những từ ngữ đuợc người Ai Cập sử dụng sớm nhất để chỉ tàu biển đó là "tàu Byblos", mà ban đầu được xác định là một lớp tàu biển mà nguờingười Ai Cập dùng để đi tới Byblos. Tuy nhiên, vào cuối thời Cổ Vương quốc, thuật ngữ này đã được dùng để chỉ những con tàu ​​biển lớn, bất kể điểm đến của chúng.<ref name="Shelley Wachsmann, Seagoing Ships and Seamanship in the Bronze Age Levant (Texas A&M University Press, 2009), p. 19."/>
[[File:Nile Delta Surrounding.jpg|thumb|[[Châu thổ sông Nin]] thuở sơ khai, cho thấy mối quan hệ của [[hồ Timsah]] đến những hồ Ballah.]]
Vào năm 2011, các nhà khảo cổ đến từ [[Ý]], [[Hoa Kỳ]], và [[Ai Cập]] đã khai quật một khu phá khô cạn được gọi là [[Mersa Gawasis]], tại đó họ đã khai quật được dấu vết của một bến cảng cổ từng là nơi khởi đầu cho các chuyến hải trình giống như chuyến thám hiểm xứ Punt của Hatshepsut.<ref name="Egypt's Ancient Fleet: Lost for Thousands of Years, Discovered in a Desolate Cave">{{chú thích web|url=http://discovermagazine.com/2011/jun/02-egypts-lost-fleet-its-been-found|title=Egypt's Ancient Fleet: Lost for Thousands of Years, Discovered in a Desolate Cave|work=Discover Magazine}}</ref> Một số di chỉ được phát hiện đã minh chứng cho sức mạnh đi biển người Ai Cập cổ đại với những con tàu lớn bằng gỗ cùng hàng trăm feet dây thừng được làm từ giấy cói và được cuộn thành những bó lớn.<ref name="Egypt's Ancient Fleet: Lost for Thousands of Years, Discovered in a Desolate Cave"/> Và vào năm 2013, một nhóm các nhà khảo cổ học của Pháp và Ai Cập đã phát hiện cảng biển được cho là có tuổi đời lâu nhất thế giới, có niên đại khoảng 4500 năm từ thời vua [[Cheops]], nó nằm trên bờ [[biển Đỏ]] gần [[Wadi el-Jarf]] (cách [[kênh đào Suez]] khoảng 110 dặm về phía nam).<ref name="Discvoery News">{{chú thích web|url=http://www.seeker.com/most-ancient-port-hieroglyphic-papyri-found-1767404864.html|title=Most Ancient Port, Hieroglyphic Papyri Found|work=DNews}}</ref>