Khác biệt giữa bản sửa đổi của “A-xà-lê”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: sửa chính tả 3, replaced: Từ Điển → Từ điển (2) using AWB
n →‎top: replaced: lí thuyết → lý thuyết using AWB
Dòng 6:
Do đó, A-xà-lê thứ nhất là một vị đủ phẩm hạnh và thành tựu để làm thầy của một [[Sa di]] hoặc một [[Tỉ-khâu|Tỳ kheo]], thứ hai có thể là một [[Hòa thượng|Hoà thượng]] (sa. ''upādhyāya''). Sa-di nào mới nhập [[Tăng đoàn|Tăng-già]] đều tự chọn hai vị nói trên làm thầy trực tiếp chỉ dạy. Có 5 loại A-xà-lê (ngũ chủng A-xà-lê) là Xuất gia A-xà-lê, Thọ giới A-xà-lê, Giáo thọ A-xà-lê, Tiếp dẫn A-xà-lê và y chỉ A-xà-lê.
 
Trong thời gian đầu, A-xà-lê được hiểu là một vị chỉ chuyên dạy về thuyết Phật pháp, trả lời tất cả những thắc mắc, câu hỏi về giáo lí, như vậy có thể hiểu là một Pháp sư và vị Hoà thượng chuyên lo dạy về giới luật và nghi lễ, là Giới sư. Trong [[Phật giáo]] nguyên thuỷ, chức vị Hoà thượng được coi trọng hơn nhưng sau đó (sau [[thế kỷ 5|thế kỉ thứ 5]]), chức vị A-xà-lê lại được đặt cao hơn Hoà thượng. A-xà-lê được dùng để chỉ những vị Cao tăng phát triển những tư tưởng mầm mống trong Phật giáo, viết những luận giải (sa. ''śāstra'') quan trọng. Các Đại sư Ấn Độ đều mang danh hiệu này trước tên chính của họ, ví dụ như A-xà-lê [[Long Thụ]] (sa. ''ācārya nāgārjuna''), A-xà-lê [[Thánh Thiên]] (sa. ''ācārya āryadeva''), A-xà-lê [[Vô Trước]] (sa. ''ācārya asaṅga'') v.v...
 
A-xà-lê khác với [[Đạo sư]] ở một điểm, đó là các vị tu tập trong khuôn khổ của một tu viện, Thụ giới đầy đủ và dựa trên kinh điển giảng dạy. Danh từ Đạo sư thì bao trùm hơn (dựa theo nguyên ngữ Phạn ''guru''), vị này có thể, nhưng không nhất thiết phải giảng dạy trong một chùa hoặc thiền viện và đặc biệt trong các hệ thống Tantra của các vị [[Đại thành tựu]] (sa. ''mahāsiddha''), danh từ Đạo sư dùng để chỉ những người có đầy đủ các [[Phương tiện (Phật giáo)|phương tiện]] giáo hoá chúng sinh, hướng dẫn khác thường, tuỳ cơ ứng biến, không cứ gì phải tu học từ trong kinh sách.