Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý thuyết hỗn loạn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: replaced: vật lí → vật lý using AWB
Dòng 3:
[[Tập tin:Lorenz system r28 s10 b2-6666.png|nhỏ|300px|phải||Quỹ đạo của hệ Lorenz cho các giá trị ''r'' = 28, σ = 10, ''b'' = 8/3]]
 
'''Thuyết hỗn loạn''' hay '''thuyết hỗn mang''' (chaos theory) là một lĩnh vực nghiên cứu trong [[toán học]] và được ứng dụng vào các ngành khoa học khác như [[vật lý học|vật ]], [[cơ khí]], [[kinh tế]], [[sinh học]], [[triết học]]...
 
Thuyết hỗn loạn nghiên cứu hành vi của các [[hệ thống động lực]] (dynamical system) nhạy cảm với điều kiện ban đầu, chúng là những hệ thống ''phi tuyến tính'' (non-linear) hoặc có ''số chiều không gian không giới hạn''. Những hệ thống này được đặc trưng bởi tính chất "hỗn loạn" và sự nhạy cảm của các hệ thống đó thường được nhắc đến như là [[hiệu ứng bươm bướm|hiệu ứng cánh bướm]] (butterfly effect) - một hiện tượng được tìm ra bởi [[Edward Lorenz]]. Với đặc tính này, những biến đổi quan sát được của các hệ thống vật lý có biểu hiện hỗn loạn trông có vẻ ngẫu nhiên, dù mô hình mô tả của hệ thống là 'xác định' theo nghĩa là được định nghĩa chính xác và không chứa những tham số ngẫu nhiên. Những biến đổi này có thể được dự đoán trước bằng những phương trình tất định đơn giản (simple deterministic equation).