Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhu cầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Khái niệm nhu cầu: ngữ nghĩa, replaced: tối thiểu nhất → tối thiểu using AWB
n →‎Cấu trúc nhu cầu cá nhân: replaced: sinh lí → sinh lý using AWB
Dòng 84:
Trọng tâm chú ý của các nhà khoa học là xếp đặt nhu cầu theo một cấu trúc thứ bậc. Ý tưởng về thứ bậc của nhu cầu bắt đầu nảy sinh từ đầu thế kỉ trước. Benfild viết: "Quan điểm đầu tiên của luận thuyết về nhu cầu nói rằng sự thỏa mãn nhu cầu bậc thấp trong thang độ nhu cầu sẽ sinh ra mong muốn được thỏa mãn nhu cầu bậc cao hơn"<ref name="A.M">(T.1, tr. 152)</ref>. Trong số các công trình nghiên cứu hiện đại có thể kể đến kết quả phân loại như K. Alderfer: tồn tại, quan hệ, nâng cao; D. Mc Clelland: thành quả, tham dự, quyền lực; V. Podmarcow: đảm bảo, khuynh hướng, uy tín; V. Tarasenko: tồn tại, phát triển; A. Maslow: [[sinh lý học|sinh lý]], an toàn, tham dự, (được) công nhận, tự thể hiện... Năm cấp bậc nhu cầu theo phân loại của A. Maslow được xếp theo hình bậc thang hay hình chóp [[kim tự tháp]] với thứ tự liệt kê như trên thể hiện quan điểm rằng sự thỏa mãn nhu cầu theo thứ tự từ dưới lên. Người ta đã chỉ ra rằng thực tế sự thỏa mãn nhu cầu không nhất thiết phải tuân theo quy luật đó.
 
Boris M. Genkin<ref>Экономика и социология труда. Учебник для вузов. 6-е изд. испр. и доп. М.: Норма-инфра [http://www.ukazka.ru/poisk.php?author=%C3%E5%ED%EA%E8%ED+%C1.%CC.&tochno=1]</ref> chia nhu cầu ra hai nhóm: nhu cầu [[tồn tại]] và nhu cầu đạt mục đích sống. Nhu cầu tồn tại gồm nhu cầu sinh , nhu cầu an toàn và nhu cầu tham dự. Trong nhu cầu đạt mục đích có bốn nhóm: 1) giàu có về vật chất; 2) quyền lực và danh vọng; 3) kiến thức và sáng tạo; 4) hoàn thiện tinh thần. Tùy vào thiên hướng của từng cá nhân mà một trong số bốn nhu cầu trên thể hiện nổi trội. Có thể trong một người hiện diện cả bốn dạng nhu cầu đó nhưng ở các giai đoạn khác nhau trong đời.
 
Tất cả các cách thành lập cấu trúc nhu cầu cá nhân từ trước đến nay có những hạn chế nhất định. Nếu số nhóm nhu cầu ít (gồm hai nhóm) thì phân loại nặng tính ước lệ, giảm ý nghĩa phân tích. Nếu số nhóm nhu cầu nhiều thì phân loại không đáp ứng được tính bao trùm, nghĩa là khi đó còn nhiều dạng nhu cầu nằm ngoài các nhóm, ví dụ như nhu cầu về [[tín ngưỡng]], [[quyền tự do|tự do]]. Kết luận của các nhà khoa học là: sự cản trở việc phân loại chính là không thể xác định được giới hạn của nhu cầu.