Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Suzuki Daisetsu Teitarō”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Đọc thêm: AlphamaEditor, thêm thể loại, Executed time: 00:00:34.5224519
n →‎Hoạt động và hưởng thọ: replaced: Tâm lí → Tâm lý using AWB
Dòng 11:
Sau khi mẹ qua đời, ông đến Tōkyō ([[Đông Kinh]]), sau lại đến Kamakura (Liêm Thương) tu học với một vị Thiền sư danh tiếng đương thời là Thích Tông Diễn (zh. 釋宗演, ja. ''shaku sōen'', cũng được gọi là Hồng Nhạc Tông Diễn 洪嶽宗演, ja. ''kōgaku sōen'') tại Thiền viện Viên Giác (zh. 圓覺, ja. ''engaku-ji''). Tông Diễn sớm nhận ra tài năng của ông và cho phép đi cùng đến tham dự Hội nghị tôn giáo thế giới (''World's Parliament of Religions'') tại [[Chicago]] năm [[1893]]. Tại hội nghị, người Tây phương lần đầu tiên nghe được chút đỉnh về danh từ "Thiền". Sau hội nghị, ông ở lại [[Hoa Kỳ|Mỹ]] hơn mười năm để nghiên cứu, phiên dịch các tác phẩm [[triết học]] [[Phương Đông|Đông phương]] sang [[Tiếng Anh|Anh ngữ]], với sự giúp đỡ của [[Eduard Hegeler]], một nhà triệu phú kiêm xuất bản, người gốc [[Đức|Cộng hoà Liên bang Đức]] (Bremen). Trong thời gian này, ông bắt đầu học [[tiếng Phạn]] và hoàn tất tác phẩm quan trọng đầu tiên là ''Nghiên cứu về Đại thừa Phật giáo'' (''Studies in Mahāyāna-Buddhism''). Hegeler cũng gửi ông sang [[Paris]] để sao lại những tác phẩm quý giá được lưu trữ tại đây. Trước khi về Nhật, ông còn sang [[Anh]] và ở đó phiên dịch các tác phẩm của Swedenborg sang [[tiếng Nhật]].
 
Năm [[1908]], ông trở về Nhật và [[1910]] lại qua [[châu Âu]]. Ông lập gia đình với Beatrice Lane ([[1911]]), một nữ thông thiên học (''theosophy'') xuất xứ từ [[Thành phố New York|New York]] người đã tận lực giúp đỡ ông trong việc biên tập, phiên dịch cho đến giờ phút cuối của bà ([[1938]]). Sau, ông đảm nhận nhiều trách nhiệm như giảng dạy tại các đại học Nhật, biên soạn sách vở và đi đây đó thuyết trình Thiền học. Sự ra đời của bộ ''Thiền luận'' ba quyển của ông được ví như sự tái sinh của Thiền tông và Thiền lần đầu được trình bày, giảng giải, đưa đến châu Âu, Mĩ dưới dạng tuyệt vời nhất, thích hợp nhất. Năm [[1957]], ông cùng với hai nhà phân tâm học là [[Erich Fromm]] và Richard de Martino đã cho ra một quyển sách rất quan trọng là Thiền và phân tâm học và trong sách này, hai nhà phân tâm học đã xác định được sự liên hệ mật thiết giữa Thiền và Tâm học.
 
Như giáo sư W. Gundert nói,