Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gốm Bát Tràng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Thế kỉ 18–19: replaced: lí do → lý do using AWB
n replaced: Xử lí → Xử lý, xử lí → xử lý (5) using AWB
Dòng 50:
 
==Quy trình sản xuất đồ gốm Bát Tràng==
Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là "Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò".
 
Người thợ gốm quan niệm hiện vật gốm không khác nào một cơ thể sống, một vũ trụ thu nhỏ trong đó có sự kết hợp hài hòa của [[Ngũ hành]] (五行) là [[Kim (Ngũ hành)|kim]] (金), [[mộc (Ngũ hành)|mộc]] (木), [[thuỷ]] (水), [[hoả]] (火) và [[thổ]] (土). Sự phát triển của nghề nghiệp được xem như là sự hanh thông của Ngũ hành mà sự hanh thông của Ngũ hành lại nằm trong quá trình lao động sáng tạo với những quy trình kĩ thuật chặt chẽ, chuẩn xác.
Dòng 60:
''Đất sét Trúc Thôn có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng xám, độ chịu lửa ở khoảng 1650°C. Thành phần hoá học (tính trung bình theo % trọng lượng) của đất sét Trúc Thôn như sau: Al<sub>2</sub>0<sub>3</sub>: 27,07; Si0<sub>2</sub>: 55,87; Fe<sub>2</sub>0<sub>3</sub> 1,2; Na<sub>2</sub>O 0,7; CaO 2,57; MgO 0,78; K<sub>2</sub>O: 2,01; Ti0<sub>2</sub>: 0,81. Tuy là loại đất tốt được người thợ gốm Bát Tràng ưa dùng nhưng sét Trúc Thôn cũng có một số hạn chế như chứa hàm lượng [[ôxít sắt]] khá cao, độ ngót khi sấy khô lớn và bản thân nó không được trắng.''
 
====Xử , pha chế đất====
[[Tập tin:Bát Tràng, clay.jpg|nhỏ|200px|Đất sét đã xử lý]]
Trong đất nguyên liệu thường có lẫn tạp chất, ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. Ở Bát Tràng, phương pháp xử đất truyền thống là xử thông qua ngâm nước trong hệ thống bể chứa, gồm 4 bể ở độ cao khác nhau.
 
Bể thứ nhất ở vị trí cao hơn cả là "bể đánh" dùng để ngâm đất sét thô và nước (thời gian ngâm khoảng 3-4 tháng). Đất sét dưới tác động của nước sẽ bị phá vỡ kết cấu hạt nguyên thuỷ của nó và bắt đầu quá trình phân rã (dân gian gọi là ngâm lâu để cho đất nát ra). Khi đất đã "chín" (cách gọi dân gian), đánh đất thật đều, thật tơi để các hạt đất thực sự hoà tan trong nước tạo thành một hỗn hợp lỏng. Sau đó tháo hỗn hợp lỏng này xuống bể thứ hai gọi là "bể lắng" hay "bể lọc". Tại đây đất sét bắt đầu lắng xuống, một số tạp chất (nhất là các chất hữu cơ) nổi lên, tiến hành loại bỏ chúng.
Dòng 68:
Sau đó, múc hồ loãng từ bể lắng sang bể thứ ba gọi là "bể phơi", người Bát Tràng thường phơi đất ở đây khoảng 3 ngày, sau đó chuyển đất sang bể thứ tư là "bể ủ". Tại bể ủ, ôxyt sắt (Fe<sub>2</sub>O<sub>3</sub>) và các tạp chất khác bị khử bằng phương pháp lên men (tức là quá trình vi sinh vật hoá khử các chất có hại trong đất). Thời gian ủ càng lâu càng tốt.
 
Nhìn chung, khâu xử đất của người thợ gốm Bát Tràng thường không qua nhiều công đoạn phức tạp. Trong quá trình xử , tuỳ theo từng loại đồ gốm mà người ta có thể pha thêm [[cao lanh]] ở mức độ nhiều ít khác nhau.
 
====Tạo dáng====