Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bò Hà Lan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Bệnh tật: chính tả, replaced: phù thủng → phù thũng (2)
n replaced: quản lí → quản lý (2) using AWB
Dòng 13:
 
Thông thường nhiều nước sử dụng lai cấp tiến giữa bò HF với bò địa phương để tạo ra con lai tỷ lệ cao máu bò HF hoặc nuôi HF thuần. Một số tổ hợp lai giống của bò Hà Lan trên thế giới là:
* Giống AFS là giống kháng ve, tạo ra từ bò đực Sahiwal và bò cái Friesian. Giống được thực hiện bằng lai giữa bò cái Friesian và bò đực Sahiwal. Những con bò lai F1 cho phối với nhau để tạo ra đàn hạt nhân AFS chứa 50% máu Friesian và 50% máu Sahiwal. Đàn quốc gia này được dùng để tạo bò đực cho kiểm tra đời con và bò cái cho đàn sản xuất sữa. Chỉ những con cái tốt nhất được giữ lại cho đàn hạt nhân, dựa trên năng suất sữa và kháng ve. Bò AFS đạt năng suất từ 2400 - 3500kg3500 kg nuôi trong điều kiện gặm cỏ ở Queensland. Cao nhất 5500kg5500 kg/chu kì.
* Giống bò Kamaduk ở Ấn Độ có 1/4 máu Brown swiss. 1/4 máu Friesian; 1/4 Jersey và 1/4 máu bò địa phương
* ở Sri Lanca, dùng đực HF và Jersey lai với cái địa phương đã được sind hoá và Sahiwal hoá nhưng chưa xác định được mức độ lai máu thích hợp, năng suất sữa của đàn F2 (3/4HF) thấp hơn so với F1.
* ở Jamaica sử dụng bò đực Sahiwal phối với bò cái châu Âu (Jersey, Friesian) và đến năm 1952 cho ra giống Jamaica Hope có 75% máu Jersey; 20% máu Sahiwal và 5% Friesian, năng suất khoảng 2700kg2700 kg/chu kì.
* Bò đực HF phối giống cho đàn cái nền [[bò lai Sind]] tạo ra con lai đời 1 có 1/2 máu bò HF, gọi là F1 HF. Điểm nổi bật của con lai F1 HF này là năng suất sữa có thể đạt 2500-2500– 3000kg3000&nbsp;kg/chu kì 300 ngày, sinh sản tốt, thích nghi rộng với nhiều vùng khí hậu nóng ẩm, dễ nuôi. Tiếp tục sử dụng tinh đực Hà Lan để phối cho cái F1 HF tạo ra con lai có 3/4 máu bò HF gọi là bò lai F2 HF. Từ đó đàn cái lai 3 máu sản xuất sữa (bò Vàng Việt nam, bò Red Sindhi và bò Holstein Friesian). Con lai F1 và F2 HF được nuôi rộng rãi ở những vùng nóng ở Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện giải pháp tăng đầu con, trong đó là sẽ tăng đàn tự nhiên từ đàn bò lai sữa hiện có; tăng đàn bò lai sữa từ lai tạo bò HF với bò nền lai Sind, Tăng đàn bò sữa từ nhập bò HF thuần và bò lai sữa<ref>http: name="ReferenceA"//vcn.vnn.vn/phat-trien-giong-bo-sua-o-viet-nam-hien-trang-va-giai-phap_n58215_g773.aspx</ref>.
 
==Chăn nuôi==
Dòng 68:
===Ở [[Israel]]===
[[Tập tin:Showing Holstein cow-Minnesota.jpg|300px|nhỏ|phải|Một con bò Hà Lan ở Mỹ]]
Dù bò Holstein vẫn được khuyến cáo nuôi ở những vùng có khí hậu lạnh và ôn hoà với nhiệt độ dưới 220C còn những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới thì khuyến cáo nuôi bò lai có tỷ lệ máu Holstein không quá 3/4 nhưng Israel đã nuôi thành công bò Holstein thuần chủng. Vào khoảng những năm 1920- 1930 Israel nhập bò đực Friesian từ Hà Lan và Đức về để cải tạo bò địa phương. Năm 1947 nhập bò đực Holstein từ Canada cùng với bò đực con của chúng được sử dụng để gieo tinh nhân tạo. Từ 1950 đến 1962 nhập cả bò đực và hò cái Holstein từ Mỹ. Từ 1963 hầu như toàn bộ bò cái được gieo tinh với những bò đực Holstein sinh ra tại Israel là đực giống địa phương). Từ 1955 bắt đầu đánh giá sức sản xuất sữa của đực giống qua đời sau.
 
Ngày nay dấu vết bò địa phương không còn nữa mà sau 60 năm tạo giống bò sữa trong điều kiện nóng đã thành công một giống bò Hà Lan Israel thích nghi với điều kiện stress nhiệt của khí hậu nóng. Năng suất sữa bò Holstein của Israel hiện nay cao nhất thế giới, 10500&nbsp;kg/305 ngày (tại Hà Lan khoảng 7900&nbsp;kg). Một hợp tác xã Qualia gần biển chết, nơi nhiệt độ mùa hè đạt tới 45-470C, một trại bò 276 con đã cho năng suất 11326&nbsp;kg/ chu kì (năm 1998). Israel đã xuất khẩu tinh dịch bò đực đã đánh giá qua đời sau đến 25 nước trên thế giới. Chủ yếu xuất sang Tây Âu (Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp), sang Đông Âu như Hungary, Bulgari, Nga, sang châu Phi như nam Phi, Zambia, Kenya.. ở châu Á có Philippine, Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ đã nhập tinh bò đực Israel.
Dòng 75:
Việt Nam bắt đầu nhập bò Hà Lan từ Cuba. Công tác nhân thuần và lai tạo được tiến hành tại các cơ quan nghiên cứu và nông trường quốc doanh tại Ba Vì và Mộc Châu. Sau đó một số bò thuần Hà Lan từ Mộc Châu chuyển vào Đức Trọng. Trong thời kì bao cấp, số lượng và chất lượng đàn bò thuần và lai Hà Lan có chiều hướng đi xuống. Những năm đầu của thời kì đổi mới, một số bò thuần HF được chuyển về các trại tư nhân. Số lượng bò lai Hà Lan tăng nhanh.<ref name="ReferenceA">http://vcn.vnn.vn/phat-trien-giong-bo-sua-o-viet-nam-hien-trang-va-giai-phap_n58215_g773.aspx</ref> Năng suất trung bình của bò lai HF khoảng 10–11&nbsp;kg ngày. Đa số bò có năng suất dao động quanh 3000&nbsp;kg/chu kì, có nhiều con cho năng suất rất cao, trên dưới 6000&nbsp;kg/chu kì.
 
Năm 2001, Việt Nam đã nhập tổng số 192 con bò giống thuần Hà Lan và [[Bò Jersey]] từ Mỹ. Sau khi nuôi tân đáo tại Ba Vì đã đưa về Mộc Châu 49 con Hà Lan, Lâm Đồng 29 con Hà Lan, Ba Vì 21 bò Hà Lan. Sau 6 tháng nuôi tại Việt Nam đã có 19 con chết (chiếm 10%), bò cái cho sữa trung bình 22–23&nbsp;kg/ngày. Các tỉnh đã nhập bò Hà Lan thuần từ Úc với mục đích sản xuất sữa, kết quả đã nhập về 778 trong đợt 1, sau 3 tháng nuôi (tính cả thời gian nuôi tân đáo) đã chết và loại thải 26 con. Đợt 2 nhập về 714 con, Sau gần 2 tháng nuôi tân đáo có 5 con chết do viêm phổi và nhiễm trùng máu, 13 con bị sảy thai. Đợt 3 nhập khoảng 2400, đợt 3 với số lượng 1200 con. Hai đợt nhập bò HF khơi dậy nhiều tranh luận về chất lượng con giống và nhiều vấn đề thuộc về kĩ thuật, quản khác.
 
Bò Hà Lan thuần chủng chỉ chiếm 5-6% tồng đàn, nuôi tập trung ở hai cơ sở giống tại cao nguyên Mộc Châu và Lâm Đồng. Công ty giống bò sữa Mộc Châu có 1800 con trong đó có 900 cái sinh sản, năm 2001 nhập từ Mỹ về thêm 50 con. Công ty giống bò sữa Lâm Đồng có 100 con, nhập thêm từ Mỹ 30 con. Đàn bò lai chiếm 94-95% tổng đàn. Đàn bò lai HF nuôi trong nông hộ và một số cơ sở chăn nuôi của nhà nước có hơn 1.250 con. Năng suất bình quân toàn đàn bò lai Hà Lan ước đạt 3300&nbsp;kg/chu kì và năng suất bình quân của bò HF thuần ước 4100&nbsp;kg/chu kì. Trung bình sản lượng sữa thực tế của các phẩm giống bò lai F1, F2 và F3 là 3650&nbsp;kg, trong đó sản lượng sữa của bò lai F1 là 3671&nbsp;kg, của bò lai F2 là 3858&nbsp;kg và của bò lai F3 là 3457. Như vậy sản lượng sữa thực tế của bò lai F2 là cao nhất, tiếp đến là bò lai F1 và thấp nhất là bò lai F3. Khoảng cách lứa đẻ từ 440 - 460ngày.
 
Tại [[Thành phố Hồ Chí Minh]], tinh bò đực Hà Lan nhập từ nhiều nguồn (từ 9-10 nước khác nhau trên thế giới). Nhà nước không quản hết được các nguồn tinh nhập và sử dụng trên thị trường. Tinh của nhiều bò đực có tiềm năng cho sữa thấp. Trên 70% số bò cái được gieo tinh mà không có ghi chép nguồn tinh sử dụng. Tình hình ở các địa phương khác còn tồi tệ hơn, kết quả là đàn bò cái được lai tạo thiếu kiểm soát, chất lượng con giống có nguy cơ giảm thấp. Biểu hiện ra ngoài là bò khó nuôi, bị bệnh tật nhiều, nhất là bệnh về sinh sản như chậm sinh, vô sinh, bệnh về chân, móng và bệnh viêm vú.<ref name="ReferenceA"/>
 
==Chú thích==