Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường Văn Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: lí do → lý do using AWB
n →‎Sơ kì Thái Hòa (827 - 829): replaced: xử lí → xử lý using AWB
Dòng 41:
Ngày [[16 tháng 1]] (Mậu Thân), Văn Tông tôn mẹ là Tiêu thị làm [[Hoàng thái hậu]], mẹ của Kính Tông là Vương thị làm [[Tiêu Thái hậu (Nhà Đường)|Bảo Lịch thái hậu]]. Lúc đó, [[Ý An hoàng hậu|Thái hoàng thái hậu Quách thị]] được bố trí ở [[Hưng Khánh cung]], Vương thái hậu ở [[Nghĩa An điện]] còn Tiêu thái hậu sống ở đại nội. Văn Tông vốn tính hiếu thuận, phụng sự ba cung đều như nhau. Mỗi khi các nơi tiến công kì trân dị vật thì trước đưa đến tông miếu, tiếp đó dâng đến ba cung còn dư thừa mới để tự mình chi dùng<ref name=ZZTJ243 />. Không lâu sau, ông phong cho Hàn Lâm học sĩ [[Vi Xử Hậu]] làm ''Trung thư thị lang'', ''Đồng bình chương sự ([[Tể tướng]]).
 
Văn Tông lại thấy rằng qua hai triều Mục Tông, Kính Tông, do sự xa xỉ của các hoàng đế khiến quốc khố cạn kiệt, vì thế ngay khi lên ngôi đã chủ trương tiết kiệm và tỏ ra cần mẫn trong việc xử công việc triều chính. Ông cho phép những cung nữ nào chưa được triệu hạnh có thể về quê với gia đình, tổng cộng được khoảng 3000 người. Thấy tân chủ mới lên ngôi đã làm những việc thuận lòng người, trong ngoài náo nức đón chờ một thời đại thái bình mới. Tuy nhiên Văn Tông mặc dù bên ngoài khuyến khích việc triều thần can gián, nhưng bản chất lại là con người thiếu quyết đoán. Mỗi khi cùng các tể tướng bàn định việc gì, cũng thường hay thay đổi ý kiến. Như tháng 4 ÂL năm 827, [[Vi Xử Hậu]] bàn luận công việc với Văn Tông ở Diên Anh Cực, nhân bất đồng ý kiến đã xin từ chức, Văn Tông không chấp nhận, cố sức giữ lại.
 
Trong những năm đầu ông lên ngôi, nạn phiên trấn tiếp tục bùng phát mạnh mẽ. Những năm cuối đời Kính Tông, Tiết độ sứ Hoành Hải<ref>[[Hà Bắc, Trung Quốc]] hiện nay</ref> [[Lý Toàn Lược]] hoăng, con là phó sứ [[Lý Đồng Tiệp]] tự ý nắm quyền ở Hoành Hải mà không có sự đồng ý của triều đình, triều đình cũng làm ngơ không hỏi đến. Sau khi Văn Tông lên ngôi, Đồng Tiệp sai hai em là Đồng Chí, Đồng Tốn đến xin nhận mệnh lệnh của nhà Đường, mong được Văn Tông công nhận. Cũng năm đó, Tiết độ sứ Trung Vũ [[Vương Phái]] hoăng, Văn Tông phong Thái bộc khanh Cao Vũ lên thay làm tiết độ sứ. Đối với trấn Hoành Hải, Văn Tông phong cho [[Ô Trọng Dận]] thay Lý Đồng Tiệp đảm nhận chức Tiết độ sứ, dời Lý Đồng Tiệp làm Duyện Hải<ref>Trụ sở thuộc Tế Ninh, Sơn Đông, Trung Quốc hiện nay</ref> tiết độ sứ. Lý Đồng Tiệp lấy cớ tướng sĩ bức ép mà kháng lại triều mệnh, tự chiếm cứ đất Thương. Triều đình bèn quyết định thảo phạt Đồng Tiệp, có chiếu tước bỏ quan chức và cử các tiết độ sứ các vùng xung quanh là [[Ô Trọng Dận]], [[Vương Trí Hưng]], [[Sử Hiến Thành]], [[Khang Chí Mục]], [[Lý Thính]], [[Trương Bá]]... thảo phạt Lý Đồng Tiệp, nhưng không giành thắng lợi ngay được<ref name=ZZTJ243 /> mà Lý Đồng Tiệp lại được Tiết độ sứ Thành Đức<ref>Trụ sở nay thuộc Thạch Gia Trang, Hà Bắc, Trung Quốc</ref> là [[Vương Đình Thấu]] giúp đỡ. Văn Tông lại điều quân thảo phạt luôn cả trấn Thành Đức. Cuối năm đó Ô Trọng Dận hoăng, triều đình phong hoàng thân là Bảo Nghĩa tiết độ sứ Lý Hựu đến đảm nhiệm trấn Hoành Hải. Về sau quân triều đình do hoàng thân [[Lý Hựu]] chỉ huy đánh bại, Lý Đồng Tiệp đầu hàng rồi bị giết<ref name=CDT17 />. Vương Đình Thấu sợ hãi, bèn dâng Cảnh châu để cầu hòa với triều đình.