Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Doanh nghiệp nhỏ và vừa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
bổ sung nội dung hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
n Đã lùi lại sửa đổi của Tiểu Bình (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Én bạc AWB
Dòng 15:
, có đến 96% doanh nghiệp đăng ký ở Việt Nam là DNVVN. Khối này tạo ra đến 40% tổng sản phẩm quốc nội, tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm, chủ yếu mang lại lợi ích đặc biệt cho nguồn lao động chưa qua đào tạo. Trong nhiều năm tới, khối DNVVN vẫn là động cơ chạy chính cho nền kinh tế Việt Nam. Nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế, là khối này cũng chỉ phát triển mạnh trong những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận khiêm tốn, công nghệ thấp do không có lợi thế về quy mô (tiềm lực tài chính, địa bàn hoạt động, thị phần…) mà thường tập trung vào các vấn đề như lựa chọn mục tiêu kinh doanh phù hợp với khả năng, ổn định, củng cố thị phần đã có hay phát triển thị trường từng bước và có chọn lọc khâu, điểm đột phá thuận lợi nhất. Các DNVVN vẫn phải tự vận động và liên kết để hợp tác kinh doanh mà thiếu vắng vai trò rõ nét của chính sách nhà nước.
 
==Chú thích==
== Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ==
Chú thích{{tham khảo|2}}
''Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa'' (tên giao dịch tiếng Anh: Small and Medium Enterprise Development Fund, viết tắt là SMEDF http://phattriendnnvv.mpi.gov.vn/Pages/default.aspx)  được thành lập nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao khả năng cạnh tranh, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động. Quỹ được thành lập theo quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2013 do Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định. Những nội dung được đề cập trong quyết định thành lập của quỹ gồm có:
 
'''Đối tượng thụ hưởng''': doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn quốc trực tiếp đầu tư, sản xuất - kinh doanh thuộc Danh mục các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của Quỹ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành trong từng thời kỳ. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ, thì không được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước.
 
'''Bộ Kế hoạch và Đầu tư''' là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động của Quỹ. Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về tài chính của Quỹ.
 
Hội đồng quản lý Quỹ có sáu (06) thành viên: Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là một lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; năm (05) thành viên là lãnh đạo của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Quỹ và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
 
'''Điều kiện được vay vốn từ Quỹ''':
 
Quỹ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay nếu có đủ các điều kiện sau:
 
1. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất - kinh doanh khả thi thuộc Danh mục các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của Quỹ.
 
2. Chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
 
3. Phải đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất kinh doanh tối thiểu 20% và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất - kinh doanh.
 
4. Có khả năng trả nợ trong thời hạn quy định tại hợp đồng tín dụng đã ký kết.
 
5. Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật hiện hành.
 
'''Mức vốn cho vay''' đối với mỗi dự án, phương án sản xuất - kinh doanh tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án đó (không bao gồm vốn lưu động) nhưng không quá 30 tỷ đồng.
 
'''Thời hạn cho vay: ''' tối đa không quá bảy (07) năm. Trường hợp đặc biệt, đối với những dự án có chu kỳ sản xuất dài, cần thời hạn vay vốn lớn hơn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ quyết định thời hạn cho vay nhưng không quá mười (10) năm.
 
'''Lãi suất cho vay''': không vượt quá 90% mức lãi suất cho vay thương mại (mức lãi suất cho vay bình quân của năm (05) ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội).
 
Chú thích{{tham khảo|2}}
 
==Tham khảo==
 
{{sơ khai}}
{{sơ khai|Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ=}}
 
[[Thể loại:Doanh nghiệp]]