Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Đông La Mã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Trantrongnhan100YHbot (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Chibaodoanle
n replaced: quản lí → quản lý (4) using AWB
Dòng 147:
[[Tập tin:Byzantiumby650AD.svg|thumb|400px|Đông La Mã vào năm 650 dưới thời [[Konstans II]].]]
 
[[Người Ả Rập]] [[Hồi Giáo]] với chỗ đứng vững chắc ở [[Levant]] và [[Syria]], đã thường xuyên gửi quân tấn công vào Tiểu Á và tiến hành [[cuộc vây hãm Constantinopolis năm 674-678]].<ref>{{harvnb|Haldon|1990|pp=61–62}}.</ref> Các hạm đội Ả Rập sau đó đã bị đẩy lùi bởi vũ khí tối thượng nhất của quân Đông La Mã là hỏa khí [[Lửa Hy Lạp]] và một thỏa ước đình chiến 30 năm đã được thông qua giữa đế quốc và [[nhà Umayyad]]. Tuy nhiên các cuộc xung đột ở [[Anatolia]] vẫn liên tục xảy ra, gây ra sự suy tàn cho nền văn hóa đô thị cổ điển, buộc dân chúng phải di tản vào sống trong các thành phố có tường bao quanh hoặc các pháo đài gần đấy.<ref>{{harvnb|Haldon|1990|pp=102–114}}; {{harvnb|Laiou|Morisson|2007|p=47}}.</ref> Ngay cả kinh thành Constantinopolis cũng suy giảm dân số từ 500.000 xuống còn 70.000 người, và nhiều khu vực trong đô thành bị bỏ hoang hoặc mục nát. Thành phố còn mất cả các chuyến tàu chở lúa mì và ngũ cốc sau khi người Ả Rập đánh chiếm Ai Cập, khiến không còn lúa mì trợ cấp cho dân chúng nữa.<ref name="Laiou 2007 38–42, 47">{{harvnb|Laiou|Morisson|2007|pp=38–42, 47}}; {{harvnb|Wickham|2009|p=260}}.</ref> Để đối phó, các tỉnh của đế quốc ở Anatolia được phân thành các khu vực tự trị bán quân sự, được quản trực tiếp từ triều đình. Đây là cơ sở cho hệ thống hành chính địa phương của Đông La Mã cho đến năm 1204. Việc rút phần lớn lực lượng ở [[Balkan]] để tham chiến với người Ba Tư và người Ả Rập sau đó, đã tạo điều kiện cho người Slav tràn vào bán đảo.<ref name="Laiou 2007 38–42, 47"/> Những năm 670, người [[Bulgar]] lui xuống phía nam bởi sự xuất hiện của người [[Khazar]] và năm 680, quân Đông La Mã được gửi tới để giải tán các khu định cư của người Bulgars bị đánh bại.<ref>{{harvnb|Haldon|1990|pp=208–215}}; {{harvnb|Kaegi|2003|pp=236, 283}}.</ref> Năm sau, [[Costantinos IV]] đã ký một hiệp ước với vị Khan [[Asparukh]] của người Bulgar, và một nhà nước [[Bulgaria]] được thành lập, dưới sự bảo hộ của triều đình Đông La Mã. Trong hai năm 687- 688, hoàng đế [[Ioustinianos II]], đã dẫn đầu một cuộc viễn chinh chống lại người Bulgar và Slav với những thắng lợi đáng kể, mặc dù thực tế là ông giao chiến với quân địch ở [[Tharcia]] và [[Macedonia]], đã cho thấy sức mạnh của Đông La Mã đã không còn ảnh hưởng ở các vùng phía bắc bán đảo Balkan.<ref>{{chú thích sách |title=The Fall of the Roman Empire |last=Heather |first=Peter |coauthors= |year=2005 |isbn=978 0 330 49136 5 |page=431}}</ref>
 
Ioustinianos II cố gắng phá vỡ quyền lực của giới quý tộc thành thị bằng cách cho tăng thuế và bổ nhiệm người ngoài vào làm trong triều đình. Ông bị lật đổ năm 695, và phải bỏ chạy đến tị nạn ở chỗ Khan [[Tervel]] của Bulgaria. Năm 705, với sự hỗ trợ từ quân lính của Khan, Ioustinianos II đã giành lại ngai vàng và tiến hành trả thù những người từng lật đổ ông. Cuối cùng vào năm 711, các quý tộc thành thị một lần nữa tiến hành đảo chính, lật đổ ông và triều đại nhà Heraclius chính thức kết thúc.<ref>{{harvnb|Haldon|1990|pp=70–78, 169–171}}; {{harvnb|Haldon|2004|pp=216–217}}; {{harvnb|Kountoura-Galake|1996|pp=62–75}}.</ref>
Dòng 196:
Khi Basileos II băng hà năm 1025, biên cương đế quốc Đông La Mã đã trải dài từ [[Vương quốc Armenia (Thời Trung đại)|Armenia]] ở phía đông cho tới tận [[Calabria]] ở miền nam Ý là biên giới phía tây.<ref name="Browning-1992-116"/>. Các thành công liên tục được gặt hái, từ cuộc chinh phục Bulgaria, đến việc sát nhập [[Vương quốc Georgia|Georgia]] và Armenia vào đế quốc, và cả việc tái chiếm Crete, Síp và thành phố Antioch linh thiêng. Đây không phải là các thành công nhanh chóng, mà là cả một công cuộc tái chiếm lâu dài.<ref name="Browning-1992-96"/>
 
Hệ thống pháp luật bằng tiếng Hy Lạp - bộ ''[[Pháp điển Dân sự]]'' - cuối cùng đã được hoàn thiện dưới thời Leon VI. Công trình đồ sộ gồm 60 bộ này đã trở thành nền tảng pháp luật của Đông La Mã và vẫn còn được nghiên cứu đến tận ngày nay.<ref name="Browning-1992-97-98">{{harvnb|Browning|1992|pp=97–98}}.</ref> Hệ thống hành chính của Đế quốc đã được điều chỉnh lại, phân giới kĩ hơn các khu bán quân sự [[thema]], loại bỏ các bất cập trong quản các địa phương và đặc quyền của những quan lại cai trị các tỉnh xa, cũng như điều chỉnh những đặc quyền của các thương đoàn ở Constantinopolis. Sự tách biệt giữa các tỉnh của Đông La Mã không còn nữa, và Constantinopolis trở thành trung tâm quyền lực duy nhất của Đế quốc.<ref name="Browning-1992-98-99">{{harvnb|Browning|1992|pp=98–99}}.</ref> Tuy nhiên, các chiến thắng vang dội đã làm gia tăng đáng kể quyền lực của giới qúy tộc quân sự các tỉnh với nông dân, những người đã cơ bản trở thành nông nô cho các quý tộc.<ref name="Browning-1992-98-109">{{harvnb|Browning|1992|pp=98–109}}.</ref>
 
[[Tập tin:Cyril-methodius-small.jpg|nhỏ|trái|150px|Tranh tường vẽ hai thánh [[Kyrillos và Methodios]], thế kỷ 19, [[Tu viện Troyan]], Bulgaria.]]
Dưới thời các hoàng đế Makedonia, Constantinopolis trở thành thành phố lớn nhất và giàu có nhất ở châu Âu, với 400.000 dân vào thế kỷ 9 và 10.<ref>{{harvnb|Laiou|Morisson|2007|pp=130–131}}; {{harvnb|Pounds|1979|p=124}}.</ref> Các hoàng đế đã bổ nhiệm nhiều quý tộc tài năng vào làm quan trong triều đình, chủ yếu trong việc giám sát thu thuế, quản thành phố và trở thành các đại sứ ngoại giao. Thương mại với Tây Âu cũng được thúc đẩy mạnh mẽ, đặc biệt là lụa và kim loại đã góp phần làm cho sự giàu có của Đế quốc.<ref>{{harvnb|Duiker|Spielvogel|2010|p=317}}.</ref>
 
Triều đại Makedonia là thời gian có những chuyển biến tôn giáo quan trọng. Người Bulgaria, Serbia và Rus đã cải sang Chính thống giáo, làm thay đổi vĩnh viến bản đồ tôn giáo ở châu Âu tạo nhiều ảnh hưởng cho đến ngày nay. Các thánh [[Kyrillos và Methodios]], hai người anh em ở Thessaloniki, đã đóng góp đáng kể trong việc người Xlavơ cải đạo sang Chính thống giáo và phát minh ra [[bảng chữ cái Glagolit]], tiền thân của [[bảng chữ cái Kirin|bảng chữ cái Kyrill]].<ref>{{harvnb|Timberlake|2004|p=14}}</ref> Năm 1054, mâu thuẫn giữa thành Roma và thành Constantinopolis lên đến đỉnh điểm, mà lịch sử gọi đây là [[Ly giáo Đông-Tây|Đại Ly giáo Đông-Tây]]. Mặc dù trước đó cả hai đã tuyên bố rút phép thông công lẫn nhau nhưng phải tới ngày 16 tháng 7, khi ba hồng y của Giáo hoàng bước vào trong Đại thánh đường Thánh Sophia,<ref>{{harvnb|Patterson|1995|p=15}}.</ref> và đặt bức thư tuyệt thông lên bàn thờ Đức Chúa, cuộc ly giáo Đông-Tây mới chính thức bắt đầu.<ref>{{harvnb|Cameron|2006|p=112}}.</ref>
Dòng 321:
{{chính|Quốc giáo của Đế quốc La Mã}}
 
Sự tồn tại của đế quốc ở phía đông đã đảm bảo vai trò tích cực của Hoàng đế trong các công việc của Giáo hội. Nhà nước Đông La Mã đã thừa kế từ thời kì [[đa thần giáo]] thói quen mang tính hành chính và tài chính về cách quản các vấn đề tôn giáo, và điều này tiếp tục được áp dụng cho Giáo hội Kitô giáo. Tiếp theo kiểu mẫu được thiết lập bởi [[Eusebius thành Caesarea]], dân chúng Byzantine xem Hoàng đế như là một đại diện hay sứ giả của Chúa Kitô, có trách nhiệm đặc biệt đối với việc truyền bá Cơ Đốc giáo cho những người ngoại giáo, và cho những gì "bên ngoài" tôn giáo, chẳng hạn như việc cai trị và tài chính. Như [[Cyril Mango]] đã chỉ ra, tư duy chính trị Đông La Mã có thể được tóm tắt trong một phương châm "Một Đức Chúa, một đế chế, một tôn giáo" <ref name="M108">{{harvnb|Mango|2007|p=108}}.</ref>.
 
Vai trò của đế chế trong các công việc của Giáo hội chưa bao giờ mở rộng thành một hệ thống cố định và được xác định về mặt pháp lý<ref name="M14">{{harvnb|Meyendorff|1982|p=13}}.</ref> Với sự suy yếu của thành [[Roma]], và bất đồng nội bộ của các Tòa Thượng phụ khác ở phương Đông, từ thế kỉ thứ 6 tới thế kỉ thứ 11, Giáo hội thành [[Constantinopolis]] đã trở thành trung tâm giàu có nhất và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thế giới Kitô giáo<ref name="M19">{{harvnb|Meyendorff|1982|p=19}}.</ref>. Ngay cả khi đế quốc đã suy yếu và chỉ là một cái bóng của bản thân nó trước kia, Giáo hội vẫn tiếp tục duy trì ảnh hưởng đáng kể cả ở bên trong và bên ngoài biên giới đế quốc. Như [[Geogriy Aleksandrovich Ostrogorskiy|G. A. Ostrogorskiy]] chỉ ra: