Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trung Quốc (khu vực)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Địa lý Trung Quốc: replaced: Địa lí → Địa lý (2) using AWB
n →‎Lịch sử chính trị: replaced: lí → lý using AWB
Dòng 56:
== Lịch sử chính trị ==
:''Bài chính: [[Chính trị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]], [[Chính trị Đài Loan]], [[Vị thế chính trị Đài Loan]]
Trước khi [[nhà Tần]] thống nhất vào năm [[221 TCN]], "Trung Quốc" chưa hề tồn tại như một thực thể gắn kết. Văn minh Trung Quốc hình thành từ nhiều văn minh các nước khác nhau, các nước này do các [[vương (tước hiệu)|vương]], [[công tước]], [[hầu tước]], hay [[bá tước]] trị vì. Mặc dù vẫn có một ông vua nhà Chu nắm giữ quyền lực trung ương trên danh nghĩa, và [[chủ nghĩa bá quyền]] đôi lúc có ảnh hưởng nhất định, trên thực tế mỗi nước là một thực thể chính trị độc lập. Đây cũng là thời điểm mà triết lý [[Nho giáo]] cũng như tư tưởng của các triết gia khác có ảnh hưởng đáng kể đến tư tưởng chính trị-triết Trung Quốc.
 
Sau khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, khi đó người đứng đầu Trung Quốc được gọi là [[hoàng đế]] và một hệ thống hành chính trung ương tập quyền [[quan liêu]] được thiết lập. Sau khi nhà Tần sụp đổ, Trung Quốc lại có khoảng 13 triều đại khác nhau tiếp tục hệ thống các [[vương quốc]], [[công quốc]], [[hầu quốc]], và [[bá quốc]]. Lãnh thổ Trung Quốc khi đó mở rộng hoặc thu hẹp theo sức mạnh của mỗi triều đại. [[Hoàng đế Trung Quốc|Hoàng đế]] nắm quyền lực tối thượng, toàn năng và là người đứng đầu về chính trị và tôn giáo của Trung Quốc. Hoàng đế cũng thường tham khảo ý kiến các quan văn võ, đặc biệt là [[quan đại thần]]. Quyền lực chính trị đôi khi rơi vào tay các quan lại cao cấp, [[hoạn quan]], hay [[họ hàng]] hoàng đế.