Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Cao Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: lí → lý (2), Lí → Lý (6) using AWB
Dòng 101:
=== Thua trận bỏ chạy ===
 
Mùa thu năm đó, quân Kim vây hãm các châu quận Hà Bắc, Cao Tông vội vã bỏ chạy về Dương châu. Trước đó Long Hựu thái hậu<ref>Tức là Nguyên Hựu thái hậu, vì kị húy Thái Tổ nên đổi lại như vậy</ref> và nhiều người khác đã khởi hành trước. Nguyên là [[Niêm Một Hát]] thấy Cao Tông chẳng những không trả thù mình mà còn tính việc bỏ chạy và nghị hòa, biết ngay là Nam triều vô dụng; lập tức tính việc nam tiến. Kim chia quân năm lộ, Ni Sở Hách đánh Hán Thượng, Ngạc Nhĩ Đa cùng [[Ngột Truật]] tấn công Sơn Đông, [[A Bồ Lư Hòn]] đánh vào Hoài Nam, [[Lâu Thất]], [[Tản Hát]], [[Hắc Phong]] tiến đánh Thiểm Tây, đích thân [[Niêm Một Hát]] dẫn đại quân đến núi Thái Hàng, chuẩn bị tiến xuống Hà Nam.
 
Năm Kiến Viêm thứ 2 ([[1128]]), tình thế ở miền bắc rơi vào rối loạn, [[Ngột Truật]] muốn vượt sông đánh vào Biện Kinh, cả Trung Nguyên chấn động. Quân Kim nhanh chóng chiếm được nhiều châu quận ở miền bắc và thẳng tay giết chóc dân lành. Cao Tông lúc ấy ở Dương châu, tưởng là theo kế của [[Hoàng Tiềm Thiện]] và [[Uông Bá Ngạn]] thì sẽ an toàn, nào ngờ quân Kim thẳng như chẻ tre, chẳng mấy chốc đã vây hãm Đặng châu, đánh lấy các vùng hiểm yếu là Tương Dương, Quan Phòng, Đường, Trần, Nhữ Thái, Trịnh cùng phủ Dĩnh Xương, khống chế toàn bộ miền bắc Hoàng Hà. [[Tông Trạch]] dùng kế sai [[Lưu Diễn]] đến Hoạt châu, [[Lưu Đạt]] đến Trịnh châu kìm chân người Kim trước, lại chọn thêm mấy nghìn tinh binh vòng ra phía sau chặn đường lui của địch<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷101|quyển 101]].</ref> đại thắng một trận lớn. Nhưng ngay sau đó [[Niêm Một Hát]] lại tấn công dữ dội, đảo ngược tình thế và lại đánh chiếm Hoạt châu,. Tông Trạch phái [[Vương Tuyên]] đem quân cứu nguy, đuổi chúng ra khỏi Hoạt châu. Tông Trạch ra sức chiêu binh mãi mã, tích góp quân lương phòng bị, chuẩn bị vượt sông, được nhiều người ở Lưỡng Hà hưởng ứng; một mặt Tông Trạch mười mấy lần dâng biểu xin Cao Tông trở về Biện<ref name=TS25>''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷025|quyển 25]].</ref>. Lúc này bọn Uông, Hoàng nắm quyền trong triều oán ghét Tông Trạch, tìm cách ngăn trở không cho Cao Tông trở về miền bắc, còn răn đe Tông Trạch không được khinh suất tiến quân. Tông Trạch uất ức đến nỗi bị bệnh rồi qua đời vào mùa thu cùng năm.<ref>''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷360|quyển 360]]</ref><ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷102|quyển 102]]</ref>
Dòng 107:
[[Đỗ Sung]] đến thay trấn giữ Đông Kinh. Quân lính phần nhiều còn nhớ Tông Trạch, lại thấy [[Đỗ Sung]] tính tình hà khắc nên sinh ra oán ghét, tướng tá dần bỏ đi. Người Kim được tin bèn chuẩn bị kéo đến, đưa binh từ Thiểm Tây hợp với đại quân cùng đánh mạnh về hía nam. Khi ấy người còn thứ 18 của Huy Tông là Tín vương Triệu Trăn trốn được về nam tập hợp quân sĩ nổi lên ở Lưỡng Hà. Cao Tông được tin, phong cho Trăn làm Binh mã Đô nguyên soái lo việc trong ngoài, [[Mã Khoáng]] làm Hà Bắc ứng viện sứ. Nhưng sau đó [[Niêm Một Hát]] cùng [[Ngoa Lý Đóa]] đánh mạnh vào căn cứ của Tín vương ở núi Ngũ Mã, từ đó Tín vương thất lạc không tìm thấy nữa. Quân Kim thừa thế tiến công, chiếm được Tần châu, Đồng Quan, tiến xuống Hà Nam phá Từ châu rồi thẳng tới Hoài Hà, chuẩn bị đánh sang cả Dương châu. [[Hoàng Tiềm Thiện]], [[Uông Bá Ngạn]] giấu bặt tin tức không báu lên, khiến Cao Tông tưởng rằng quân giặc không tới nên không có phòng bị. Sau đó ông phong cho Hoàng, Uông làm Tả, hữu bộc xạ. Hai người tiếp tục hè nhau giấu hết việc thua trận ở bên ngoài. Các châu quận lần lượt bị mất, gần như toàn bộ miền bắc nằm trong tay người Kim. Đầu năm Kiến Viêm thứ ba ([[1129]]), [[Vương Ngạn]] Hoạt châu về kinh thông báo tình hình nguy cấp, lại chỉ trích Cao Tông cùng hai tể tướng Hoàng, Uông. Cuối cùng [[Hoàng Tiềm Thiện]] và [[Uông Bá Ngạn]] dâng sớ đàn hặc [[Vương Ngạn]], Ngạn chán nản rồi từ quan<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷103|quyển 103]]</ref>
 
Quân Kim tiếp tục tiến về phía nam, đánh lấy Bành Thành, thẳng tới Tứ châu. Khi đó Cao Tông mới biết tin, bèn sai [[Lưu Quang Thế]] đem quân ra giữ Hoài Hà, nhưng quân triều Tống không chống cự được bao lâu đã tan rã. [[Niêm Một Hát]] kéo quân vào Sở châu, rồi phá Thiên Trường Quân, khi đó chỉ còn cách Dương châu mười dặm. Tháng 2 ÂL khi Cao Tông đang vui đùa cùng lũ phi tần thì được tin giặc tới, vội mặc áo giáp, phóng lên ngựa bỏ chạy<ref name=TS25 />, lúc đó chỉ có [[Vương Uyên]], [[Trương Tuấn]], Khang cùng mấy thị vệ khoảng 5, 6 người đi theo hộ giá. Khi triều đình biết tin Cao Tông đã rời đi thì vô cùng hoảng loạn, cung nhân tranh nhau bỏ trốn. Cũng do sự việc lần ấy khiến Cao Tông kinh sợ tột độ rồi thành bệnh liệt dương, từ đó hậu cung không còn ai có thể sinh nở được nữa.
 
Hai tướng Uông, Hoàng nghe tin cũng vội chạy theo, các vệ sĩ cũng vội hộ tống Long Hựu thái hậu cùng các phi tần chạy riết. Cư dân trong thành cướp đường tranh nhau chạy trốn, giẫm lên nhau mà chết rất nhiều. Cao Tông tiếp tục cùng [[Trương Tuấn]] và [[Lã Di Hạo]] chạy đến Qua châu rồi đến được Trấn Giang vào tối hôm ấy, bách quan không có ai đi theo, cấm quân hộ giá không được lấy một người. Trong thành Trấn Giang dân chúng bỏ chạy hết lên núi nên ngoài đường vắng tanh. Ông dừng chân trong phủ về bàn định có nên chạy tiếp hay không. [[Lã Di Hạo]] khuyên ông nên lưu lại Trấn Giang để tiện chi viện cho cả Giang Bắc. Nhưng đại thần [[Vương Uyên]] lại khuyên Cao Tông chạy hẳn ra phía nam sông Tiền Đường có địa thế hiểm trở để tránh giặc. Cao Tông cùng [[Hoàng Tiềm Thiện]] theo lời của Vương Uyên, lệnh Trung thư thị lang [[Chu Thắng Phi]] lưu giữ Trấn Giang, [[Lưu Quang Thế]] bảo vệ cửa sông còn mình nhanh chóng rời khỏi Trấn Giang. Bốn ngày sau, Cao Tông tới được Bình Giang, lại cho [[Chu Thắng Phi]] làm Tiết chế, [[Trương Tuấn]] là phó cùng [[Vương Uyển]] lưu giữ Bình Giang. Hai hôm sau tới Sùng Đức, để [[Lã Di Hạo]] đóng quân ở Kinh Khẩu, [[Trương Tuấn]] lưu giữ Ngô Giang rồi chạy tiếp đến Hàng châu. Lúc này người Kim đã lấy trọn Dương châu, bắt được rất nhiều người dân vô tội. Cao Tông hạ chiếu tự kể tội mình và xá miễn từ tội chết trở xuống, các đại thần bị lưu đày được phục chức, trừ [[Lý Cương]]. Lúc đó có [[Trương Trừng]] hạch tội [[Hoàng Tiềm Thiện]] và [[Uông Bá Ngạn]] 20 tội lớn, Cao Tông hạ lệnh bãi chức hai người này, lấy [[Chu Thắng Phi]] làm Tả bộc xạ (tể tướng), [[Vương Uyên]] trông coi Khu mật sứ. Cùng lúc người Kim bị đánh bật khỏi Dương châu, Cao Tông lại sai Lã Di Hạo về Dương châu phủ dụ sĩ dân.
Dòng 134:
Mùa thu năm [[1129]], [[Niêm Một Hát]] rút quân về Vân Trung, [[Ngột Truật]] cũng lui về đất Yên. Nhân đó Cao Tông muốn sai sứ đến nghị hòa. Trương Tuấn dâng kế sách xin lấy lại Quan Thiểm, vì nếu mất Quan Thiểm thì Giang Nam khó giữ. Cao Tông bèn phong Tuấn làm Tuyên phủ sứ các vùng Xuyên, Thiểm, Kinh, Hồ. Tuy nhiên không bao lâu sau, [[Ngột Truật]] đã cho quân đánh mạnh vào vùng Sơn Đông<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷106|quyển 106]]</ref>, chuẩn bị vào Giang, Chiết. Cao Tông kinh hãi tột cùng, quyết kế sai sứ sang Kim nghị hòa, trong khi mình lại lo chạy hết nơi này đến nơi khác. [[Hồng Hạo]] và [[Thôi Tung]] được lệnh dâng thư của Cao Tông gửi cho [[Niêm Một Hát]], tình nguyện bỏ tôn hiệu, xưng thần với Vua Kim chỉ mong nghị hòa. [[Niêm Một Hát]] vẫn yêu cầu triều đình phải đầu hàng ngay, sau đó đày hai sứ thần ra nơi hoang vu. Cao Tông tiếp tục viết thư nài nỉ chô Niêm Một Hát, đầy những lời lẽ van xin nài nỉ. Ông tự mắng chửi cha và anh của mình là ''đại vô đạo'' và cầu xin Vua Kim mở lượng khoan hồng tha thứ cho. Thấy Tống đình bạc nhược, người Kim càng quyết tấn công. Cao Tông thấy thế sợ hãi, muốn chạy ra tận biển, để [[Đỗ Sung]] trấn giữ Kiến Khang, [[Vương Tiếp]] là phó, [[Hàn Thế Trung]] giữ Trấn Giang, [[Lưu Quang Thế]] giữ Thái Bình và Trì châu còn bản thân lại lui về Lâm An. [[Ngột Truật]] chia quân làm hai đường tấn công, thái hậu suýt nữa là bị bắt. Người Kim lại đánh phá các vùng phía bắc sông Hoài. [[Đỗ Sung]] ở Giang Hoài không thèm đem quân đến cứu, mãi cho đến khi quân Kim tiến sát Kiến Khang. Tướng dưới quyền Đỗ Sung là [[Nhạc Phi]] ra sức chiến đấu nhưng không thắng nổi, [[Đỗ Sung]] hàng giặc. Quân Kim kéo vào Kiến Khang, các tướng giữ thành là bọn [[Trần Bang Quang]], [[Lý Chuyết]] mở cửa thành cho giặc tiến vào, Kiến Khang rơi vào tay người Kim.
 
[[Ngột Truật]] đã lấy xong Kiến Khang, chuẩn bị đánh vào Lâm An. Cao Tông triệu [[Lã Di Hạo]] vào hỏi ý kiến và quyết định dẫn theo 3000 quân lên thuyền chạy ra Minh châu, các đại thần cũng được lệnh di tản đến các vùng ở Chiết Đông. Quân Kim nhanh chóng tiến vào được thành Lâm An. Lấy được Lâm An, [[Ngột Truật]] sai [[A Bạc Lư Hỗn]] đem quân vượt qua truy bắt Cao Tông. Trong khi đó Cao Tông lại chạy tiếp ra biển, để [[Phạm Tông Doãn]], [[Triệu Đỉnh]] và [[Trương Tuấn]] giữ Minh châu, sau cũng bị người Kim đánh bại.
 
Đầu năm [[1130]], người Kim lại đánh chiếm Minh châu. Cao Tông sợ quá, vội thúc thuyền chạy thẳng về nam, bấy giờ chỉ còn cách quân địch một ngày đường. Khi Cao Tông đi từ huyện Định Hải<ref>[[Trấn Hải]], [[Chiết Giang]], [[Trung Quốc]] hiện nay</ref> tới huyện Xương Quốc<ref>[[Phổ Đà]], [[Chiết Giang]], [[Trung Quốc]] hiện nay</ref> thì bỗng thấy có cá trắng nhảy vọt lên thuyền. Ngô tần ngự (tức Ngô hoàng hậu về sau) là một phi tần của Cao Tông, lúc này cải trang mặc y phục của hộ vệ theo ngự giá - thấy thế, cho đó là điềm giống như thời [[Chu Vũ vương]] hưng khởi, Cao Tông sẽ sớm khôi phục [[Trung Nguyên]], Cao Tông cảm thấy thích thú, phong cho bà làm Hòa Nghĩa quận phu nhân. Lúc Việt châu bị mất, Cao Tông không dám lên bờ nữa, phải ăn tết ngay trên thuyền. Đến tháng giêng ÂL nhận được tin [[Trương Tuấn]] thắng trận, Cao Tông mới cập bến Chương An của Thái Châu. Nhưng khi mất Minh châu, Cao Tông lại dong thuyền ra biển tiếp. Tướng Kim là A Bạc Lư Hỗn thúc quân đuổi theo, bị [[Trương Tuấn]] đánh bại một trận, sau đó Ngột Truật dẫn quân tới tiếp viện rồi quay thuyền truy đuổi Cao Tông ở Chương An, nhưng đuổi không kịp phải quay thuyền lại.
 
[[Ngột Truật]] trở lại Lâm An, đốt hết lán trại, đem theo vô số vàng bạc châu báu cướp được về Tú Châu nhưng gặp phải quân của [[Hàn Thế Trung]]. Bấy giờ là tháng 3 năm [[1130]], 10 vạn quân của [[Ngột Truật]] bị 8000 quân của Thế Trung vây hãm trong 40 ngày nhưng sau cùng thoát được về bắc<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷107|quyển 107]]</ref><ref>''[[Kim sử]]'', [[:zh:s:金史/卷077|quyển 77]]</ref><ref>''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷026|quyển 26]]</ref>. Giữa lúc đó, [[Nhạc Phi]] đã xuất quân thu phục lại Kiến Khang, [[Ngột Truật]] bị tuyệt đường về nước, nên quyết định hạ Sở châu để mở đường. Tướng giữ thành Sở châu [[Triệu Lập]] tử chiến, quân Kim trốn thoát được về bắc, nhưng giữa đường [[Ngột Truật]] nhận chiếu thư của Vua Kim cứu [[Lâu Bảo]] đang bị nguy khốn ở đất Thục. Ngột Truật bèn về phía tây, giao chiến với quân của [[Trương Tuấn]]. Lần này Ngột Truật chiếm được các châu ở Kinh Nguyên, vào lộ Hoài Khánh, phá Đức Thuận quân, Tần châu nguy khốn, hai lộ Hi Hà và Kinh Nguyên cũng đã mất, nước Kim làm chủ một vùng rộng lớn ở [[Cam Túc]] và [[Thiểm Tây]].
Dòng 161:
Đến cuối năm đó, [[Ngột Truật]] lại đánh vào Hòa thượng Nguyên<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷113|quyển 113]]</ref>, dùng kế đi đường vòng, bất ngờ trong đêm tối trời mưa tuyết mà tấn công. Quân Tống không chống nổi, bị đánh tan tác, Hòa thượng Nguyên bị mất. Đến năm sau ([[1134]]), tháng 3, Ngột Truật đánh tiếp Tiên Nhân Quan<ref>Hòa Thượng Nguyên và Tiên Nhân Quan nay đều thuộc địa phận tỉnh Cam Túc, Trung Quốc</ref>. [[Ngô Giới]] cùng [[Ngô Lâm]] đem quân chống trả, đánh tan quân Kim một trận lớn ở đây, Ngột Truật lui về Phượng Tường. Giới được phong làm Xuyên Thiểm tuyên phủ phó sứ, [[Ngô Lâm]] làm Định Quốc quân thừa tuyên sứ<ref>''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷028|quyển 366]]</ref>. Sau đó Ngô Giới còn thu phục lại được các châu Phụng, Tần và Lũng. Tại triều đình, Cao Tông phong cho [[Triệu Đỉnh]] làm Tham tri chính sự, dần cất nhắc lên chức tể tướng. Cuối năm đó, Cao Tông sợ giặc Kim tấn công nên lại lui về Bình Giang, sang năm [[1135]] mới trở lại Lâm An.
 
[[Kim Thái Tông]] sai [[Ngột Truật]], [[Ngoa Đóa]] và [[Thát Lại]] điều 50000 quân cứu viện [[Lưu Dự]]. Tin tức truyền đến Lâm An, Cao Tông kinh hoàng, phong [[Triệu Đỉnh]] là Đô Đốc Xuyên Thiểm để chống giặc, nhưng sau lại đổi làm Thượng thư hữu bộc xạ, kiểm Tri khu mật viện sự. Sau đó ông sai [[Hàn Thế Trung]] lui về Trấn Giang phòng thủ và sai [[Ngụy Lương Thần]] cầu cứu người Kim. Thế Trung nhận mệnh nhưng không làm theo, ra quân tiến đánh Dương châu, thắng một trận lớn buộc [[Ngột Truật]] phải lui quân. Cao Tông vui mừng, hạ chiếu thưởng ngựa quý và gấm vóc cho Thế Trung và gia phong quan tước cho các tướng dưới quyền là [[Giải Nguyên]] và [[Thành Mân]]. Sai đó ông lại nghe Theo ý của [[Triệu Đỉnh]], quyết định thân chinh đánh địch, trở về Lâm An. Ngày [[4 tháng 6]] năm [[1135]],<ref name=AS />, Thượng hoàng băng hà ở nước Kim, hưởng thọ được 53 tuổi. Trước đó cuối năm 1134 Kim và Ngụy Tề hợp quân tấn công Lư châu. Nhạc Phi đem quân đến cứu, quân Kim chuồn thẳng.
 
Sau khi về Lâm An, Cao Tông cho xây thái miếu, triệu đình thần bàn việc đánh giặc. Lại lệnh cho [[Hàn Thế Trung]] đóng giữ Trấn Giang, [[Lưu Quang Thế]] ở Thái Bình, [[Trương Tuấn]] giữ Kiến Khang. [[Triệu Đỉnh]], [[Trương Tuấn]] làm Tả hữu bộc xạ, Đồng bình chương sự, kiêm Ti tri khu mật viện sứ (tể tướng). Lúc đó ở Kim, An Ban bối lặc nối ngôi, là [[Kim Hi Tông]]<ref>''[[Kim sử]]'', quyển 4</ref><ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷115|quyển 115]]</ref>. Triều đình nhà Tống cho rằng vua mới lên ngôi chắc muốn nghị hòa, nên sai sứ thăm hỏi.
Dòng 200:
Sau khi kí kết hòa nghị, Cao Tông cho bãi binh quyền của các tướng lĩnh từng giao tranh với người Kim trước đây, thay vào đó ban cho họ nhiều tiền bạc và tước vị, như [[Trương Tuấn]] được phong làm Thanh Hà quận vương, [[Hàn Thế Trung]] là Hàm An quận vương...<ref name=TTTTG126>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷126|quyển 126]].</ref>. Trong số các tướng khác thì [[Lưu Quang Thế]] qua đời trong năm [[1143]], [[Lưu Kĩ]] bị đưa đến Nam Kinh, [[Vương Thứ]] ra Đạo châu.... [[Tần Cối]] được phong làm thái sư, các đại thần trong triều lúc này phần nhiều là phe cánh của Tần Cối, cho nên Cối trở thành người độc đoán, chuyên quyền.
 
Tháng 4 nhuận năm Thiệu Hưng thứ 13 ([[1143]]), [[Tần Cối]] dâng biểu xin lập kế hậu. Cao Tông quyết định lập Quý phi [[Ngô Thược Phân]] làm hoàng hậu. Trong những năm này triều đình xảy ra vụ án Giả đế cơ. Nguyên [[Tống Huy Tông]] có một người con gái nhỏ tên là Hoàn Hoàn, được phong làm Nhu Phúc công chúa. Khi Bắc Tống diệt vong, công chúa theo hai đế lên bắc, khi Cao Tông lên ngôi thì được một ni cô già phát hiện và đưa về nam. Cao Tông và một số nguyên lão trong triều xác nhận đúng là Nhu Phúc, vẫn cho làm công chúa như cũ, tuyển [[Cao Sĩ Niệu]] làm phò mã. Đến khi Vi thái hậu về nước, nghe tin đó thì sửng sốt nói Nhu Phúc đã chết ở Kim rồi. Cao Tông tin, lệnh bắt Nhu Phúc đế cơ, giao cho Đại tự thẩm vấn, Nhu Phúc giả phải khai ra hết mọi mưu đồ. Cao Tông lệnh đánh chết Giả đế cơ và lão ni ở chợ, cách chức của [[Cao Sĩ Niệu]].
 
Tần Cối lại ra sức ám hại những người chống đối mình. Hắn thường tâu với Cao Tông chờ khi hậu cung sinh hoàng tử thì lập tự sau, đừng vội lấy người khác (mặc dù biết Cao Tông không thể có con). Đến khi Vi thái hậu về nước, kể lại rằng Khâm Tông từng xin cho được về khiến Cao Tông không vui, vì thế Cối nhân đó khuyên Cao Tông đừng bao giờ đón Uyên Thánh về nữa để giữ đế vị thật vững chắc. Tần Cối lại ghét cả [[Triệu Đỉnh]] nên kiếm cớ hãm hại, sau đó gièm pha với Cao Tông đẩy Triệu Đỉnh đến tận Cát Dương quân, sau [[Triệu Đỉnh]] tuyệt thực mà chết ([[1147]]). Năm [[1146]], có tuệ tinh xuất hiện ở phương đông, [[Trương Tuấn]] - lúc này đang là Hòa quốc công, muốn vạch tội lạm quyền của [[Tần Cối]] nhưng chưa có dịp, đến đây mới dâng biểu nói rằng đó là sự cảnh báo của đất trời, khuyên Cao Tông dùng người hiền, bỏ kẻ ác. [[Tần Cối]] biết được giận lắm, bèn giật dây cho trung thừa [[Hà Nhược]] tố cáo [[Trương Tuấn]], khiến [[Trương Tuấn]] phải bị đày đến Liên châu<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷127|quyển 127]]</ref>. Tần Cối còn hặc tội và giáng chức nhiều người khác như [[Vạn Sĩ Khiết]], [[Lý Văn Hội]], [[Lâu Chiếu]], [[Hồng Hạo]], [[Hồ Thuyên]], [[Trịnh Cương Trung]]... Lúc bấy giờ Cối quyền nghiêng triều dã; vợ hắn là Vương thị được phong làm Tần Ngụy lưỡng quốc phu nhân,, con là Hi được nhận quan chức cao trong triều, sau đó còn được thăng nhiệm Hàn lâm học sĩ ([[1145]]). Năm Thiệu Hưng 18 ([[1148]]), [[Tần Hi]] được Quan Văn điện đại học sĩ. [[Tần Cối]] rất được ân sủng, chẳng khác gì [[Thái Kinh]] thời [[Tống Huy Tông]] vậy. [[Tần Cối]] ngày càng ngang ngược bất pháp, hãm hại nhiều đại thần chống đối, đưa thân tín lên nắm giữ các chức vụ quan trọng, dần dà thu tóm giang sơn triều Tống. Cao Tông từ việc tín nhiệm cho đến đây là phải sợ Tần Cối.
Dòng 206:
Năm [[1151]] [[Hàn Thế Trung]] bệnh mất<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷129|quyển 129]]</ref>. Ba năm sau, [[Trương Tuấn (nhà Tống, sinh 1086|Trương Tuấn]] hoăng, truy tặng là thái sư, ban điển như việc [[Hàn Thế Trung]] trước đó.
 
Năm Thiệu Hưng thứ 25 ([[1155]]), [[Tần Cối]] vu cáo [[Uông Triệu Tích]] và [[Triệu Lệnh Kim]], đày họ ra Định châu. Con [[Triệu Đỉnh]] là [[Triệu Phần]] đến đưa tiễn, Cối nhân đó sai Thị ngự sử Từ Gia dâng tấu hặc tội [[Triệu Phần]], [[Triệu Lệnh Kim]] âm mưu tạo phản, giao cho Đại tự thẩm vấn. Cối lại dặn giám ngục phải ép cung cho [[Triệu Phần]] khai khống cho [[Trương Tuấn]], [[Hồ Dần]], [[Hồ Thuyên]]... cả thảy 53 người âm mưu đại nghịch để giết hết đi, nhưng việc chưa thành thì Cối bị bệnh nặng. Cao Tông đến phủ hỏi thăm rồi sai [[Thẩm Hư Trung]] thảo chiếu lệnh cho Cối được trí sĩ, gia phong Cối là Kiến Khang quận vương, con là Hi làm Thiếu sư. Bọn phe đảng của Cối tấu xin cho [[Tần Hi]] làm tể tướng thay Cối nhưng Cao Tông không nghe, không lâu sau thì Cối chết. Cối làm tướng 19 năm, hãm hại vô số trung thần lương tướng, thay thế bằng lũ tay chân. Phần lớn các đon hặc tội thời đó do Cối thao túng. Khi Thái gián có sứ dâng lên, Cối không trình lên Cao Tông mà tự ghi cho thành chuyện, phụ chính đại thần có chút sơ suất là bị giáng. Cối lại lạm dụng công quỹ, nhận hối lộ, giàu hơn cả vua. Đến cuối đời thì sinh khác ý muốn thay đổi triều đại, khiến nhà vua e ngại. Khi Cối chết đi, Cao Tông dần đuổi cổ phe cánh của hắn. [[Vạn Sĩ Khiết]] và [[Thang Tư Thoái]] trước là tay chân của Cối, nhưng sau bị Cối ghét bỏ nên Cao Tông tưởng bọn chúng chống đối [[Tần Cối]] nên triệu Sĩ Khiết là Thượng thư Hữu bộc xạ, Đồng bình chương sự; [[Thang Tư Thoái]] là Khu mật viện sự, [[Trương Cương]] tham tri chính sự. [[Tần Cối]] được ban thụy là Trung Hiến<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷130|quyển 130]]</ref>.
 
Sau đó, Ngự sử Thang Bàng Cử hặc tội [[Tần Cối]]. Do đó Cao Tông cho bãi miễn bọn tay chân của hắn. [[Triệu Phần]] và [[Triệu Lệnh Kim]] suýt nữa bị [[Tần Cối]] hại chết, đến đó được ra tù. [[Trương Tuấn]], [[Hồng Hạo]], [[Hồ Dần]], [[Trương Cử Thành]] được phục chức; [[Triệu Đỉnh]] và [[Trịnh Cư Trung]] đã mất được tặng quan chức. Ít lâu sau, [[Trương Tuấn]] lại dâng sớ tố cáo [[Thang Tư Thoái]], [[Vạn Sĩ Khiết]] và [[Thẩm Cai]]. Sĩ Khiết tức giận vu cho [[Trương Tuấn]] mê hoặc trăm họ, đày ra Vĩnh châu. Sau đó thì [[Vạn Sĩ Khiết]] chết. Đến năm Thiệu Hưng 29 ([[1159]]), [[Thẩm Cai]] phạm pháp bị bãi chức, [[Thang Tư Thoái]] được phong làm Thượng thư Tả bộc xạ, [[Trần Khang Bá]] là Thượng thư hữu bộc xạ. Trong năm đó, thái hậu Vi thị băng ở cung Từ Ninh, hưởng thọ 80 tuổi, truy tôn la Hiển Nhân hoàng thái hậu, táng ở lăng Vĩnh Hựu.