Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tranh chấp chủ quyền Biển Đông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ahihi456 (thảo luận | đóng góp)
n replaced: lí → lý using AWB
Dòng 96:
==Giải quyết tranh chấp==
Các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp trên Biển Đông đã dựa vào [[Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á|ASEAN]] như là một trung gian để giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và các thành viên của ASEAN. Các thỏa thuận giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc bao gồm các cam kết thông báo cho nhau về bất kỳ động thái quân sự tại khu vực tranh chấp, và tránh xây dựng thêm công trình mới trên các hòn đảo
Trong đầu thế kỷ 21, là một phần của chính sách đối ngoại của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ''[[trỗi dậy hòa bình]]'' (Hán Việt: Hòa bình quật khởi), Trung Quốc đã hạn chế sử dụng vũ lực ở quy mô lớn trong khu vực Biển Đông, chuyển sang hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền của mình qua các vụ bắt ngư dân tịch thu ngư cụ, bắn vào tàu đánh cá, húc chìm tàu đánh cá, ngăn cản các công ty thăm dò khai thác dầu khí ký hợp đồng với các quốc gia khác trong khu vực.{{fact|date=7-2014}} Trung Quốc và ASEAN cũng đã bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm tạo ra một quy tắc ứng xử nhằm giảm bớt căng thẳng đối với quần đảo tranh chấp, đã thống nhất [[Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông|Tuyên bố về cách ứng xử các bên trên Biển Đông]] (DOC). Tháng 7 năm 2011, Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam đã đồng ý với một bộ chỉ dẫn sơ bộ nhằm giải quyết tranh chấp.<ref name="2011 agreement">{{chú thích báo|url=http://www.reuters.com/article/2011/07/20/asean-southchinasea-idUSL3E7IK0M620110720|publisher=''Reuters'', ngày 20 tháng 7 năm 2011|title=RPT-China, ASEAN set 'guidelines' on sea row, but no deal expected|accessdate=20 tháng 7 năm 2011|date=20 tháng 7 năm 2011}}</ref> Ông Lưu Chấn Dân, trợ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã mô tả tài liệu này là "một cột mốc quan trọng thể hiện cho sự hợp tác giữa Trung Quốc và các nước ASEAN".<ref name="2011 agreement"/> Một số nội dung của tài liệu đã được tiết lộ, ví dụ "bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học, an toàn hàng hải và thông tin liên lạc, tìm kiếm cứu nạn và đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia". Tuy vậy, vấn đề khai thác dầu khí và khí thiên nhiên vẫn chưa được giải quyết.
 
Một điểm cần chú ý là Trung Quốc luôn luôn chủ trương chỉ đối thoại song phương và tìm thỏa thuận với từng quốc gia tranh chấp trong khi một số quốc gia Đông Nam Á lại chủ trương đa phương hóa và quốc tế hóa vấn đề tranh chấp.<ref>[http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/ngày 28 tháng 7 năm 2010-bien-dong-hoa-binh-song-phuong-da-phuong-quoc-te-hoa-Biển Đông: Hòa bình song phương? Đa phương? Quốc tế hóa?]</ref>
Dòng 129:
===Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ - Trung Quốc===
 
Theo Tiến sĩ kinh tế học Lê Hồng Nhật tốt nghiệp Đại học Stanford (Mỹ), hiện công tác tại Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và là nghiên cứu viên không thường trú (Non-Resident Senior Fellow) tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS), Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh khi sử dụng Mô hình Lý thuyết trò chơi đã phân tích tình hình quan hệ trên Biển Đông. Theo đó, trong trường hợp Hoa Kỳ làm ngơ trước các vấn đề liên quan đến Biển Đông sẽ tồn tại 2 khả năng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Thứ nhất, Việt Nam không phản ứng gì, kết quả là Việt Nam sẽ phải đưa ra những nhượng bộ với Trung Quốc (Việt Nam mất 1 điểm, Trung Quốc được 1 điểm). Nếu Việt Nam có phản ứng tự vệ, lại xảy ra 2 năng bao gồm nếu Trung Quốc tôn trọng phản ứng của Việt Nam, kết quả là hai bên không được gì (Việt Nam: 0; TQ: 0) nhưng nếu TQ không tôn trọng phản ứng tự vệ của Việt Nam và xác lập thực trạng mới trên Biển Đông (Khả năng này cao hơn khả năng Trung Quốc tôn trọng Việt Nam) thì Việt Nam sẽ mất nhiều hơn nếu làm ngơ trước các hành vi hung hăng của Trung Quốc (Việt Nam mất 2 điểm, Trung Quốc được 2 điểm).
 
Bên cạnh đó, nếu Hoa Kỳ tham gia giải quyết tranh chấp sẽ xảy ra 2 trường hợp. Trường hợp thứ nhất Mỹ giữ vững cam kết với Việt Nam. Trong trường hợp này có 2 khả năng xảy ra, thứ nhất là Trung Quốc tôn trọng cam kết Trung Quốc - Việt Nam - Mỹ, thì tất cả các bên đều được lợi và Mỹ có lợi nhất (Trung Quốc: 1; Việt Nam: 1; Mỹ: 4) tuy nhiên khả năng này rất khó xảy ra do Trung Quốc có những biểu hiện hung hăng và không tôn trọng luật pháp quốc tế, thậm chí có ý định thiết lập lại hệ thống luật quốc tế mới có lợi hơn cho Trung Quốc; thứ hai nếu Trung Quốc không tôn trọng liên minh Việt Nam - Mỹ (khả năng này cao hơn khả năng Mỹ giữ cam kết với Việt Nam) thì Việt Nam bị thiệt nhiều nhất, Mỹ vẫn được lợi nhiều nhất (Việt Nam: mất 1 điểm, Trung Quốc mất 0,5 điểm; Mỹ được 1 điểm). Trong trường hợp thứ hai, Mỹ không giữ vững cam kết với Việt Nam hoặc Việt Nam phải chấp nhận cam kết bất lợi cho mình trong quan hệ Việt Nam-Mỹ sẽ có 2 khả năng xảy ra, thứ nhất Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, tất cả các bên không được lợi gì hay mất gì (Việt Nam:0; Trung Quốc:0; Mỹ:0) tuy nhiên khả năng này là thấp nhất trong các khả năng vì chắc chắn Mỹ sẽ không làm gì nếu nước này không được lợi và Trung Quốc đang có những biểu hiện không tôn trọng luật pháp quốc tế. Trong trường hợp tồi tệ nhất nhưng lại có khả năng cao nhất trong tất cả các khả năng đó là Mỹ và Trung Quốc đi đêm với nhau, Việt Nam bị bán đứng (như thỏa hiệp 1972 giữa Mỹ và Trung Quốc, bên thiệt hại nhất là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa), thiệt hại của Việt Nam là không thể lường được, biểu tượng là chữ K, Trung Quốc được lợi nhất, Mỹ sẽ bị thiệt hại lợi ích trên Biển Đông nhưng không lớn và có thể được bù đắp bởi những cam kết riêng với Trung Quốc, biểu tượng là chữ L nghĩa là low - thấp (Việt Nam: mất K điểm, Trung Quốc: được 3 điểm, Mỹ: mất L điểm)<ref>http://nghiencuuquocte.org/2016/03/02/tranh-chap-bien-dong-phan-tich-tu-ly-thuyet-tro-choi/</ref>.
 
Theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp (Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh) bên lề hội thảo quốc tế về quan hệ ASEAN – Trung – Mỹ vừa diễn ra tại Hà Nội trong tháng 2 năm 2016, Việt Nam vẫn nên giữ chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ để giữ vững tự chủ về mặt hoạch định và thực thi chính sách,từ đó chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi quốc gia, dân tộc của mình nhưng cần có trọng tâm trọng điểm để gia tăng vị thế trong các cuộc đàm phán<ref>http://nghiencuuquocte.org/2016/03/15/vn-can-vu-khi-gi-de-giai-quyet-van-de-bien-dong/</ref>.