Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Âm phủ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n →‎Trong Phật giáo: replaced: lí → lý using AWB
Dòng 11:
Trong quan điểm [[vũ trụ]] của Phật giáo, địa ngục có nhiều dạng khác nhau, gần giống với quan điểm của [[Ấn Độ giáo]]: hỏa ngục và hàn ngục, chia làm 8 ngục chính với 16 ngục phụ, mà A-tì địa ngục (''avīcī'') là ngục khủng khiếp nhất. Chúng sinh trong địa ngục chịu nhiều khổ hình trong những thời gian khác nhau, như bị lột da lóc thịt, bị cắn mổ... Địa ngục của phật giáo được [[Diêm vương]] (''yama'') cai trị.
 
Từ gốc trong thuật ngữ [[Ấn Độ]] là ''naraka'' ([[tiếng Phạn]]) và ''niraya'' ([[tiếng Pāli]]), dịch sang [[tiếng Hán]] là Nại-lạc (奈落), Na-lạc (那落) và Nê-lê (泥黎). Được xem là một trong 3 đường ác (Tam ác đạo 三惡道, Tam ác thú 三惡趣), hoặc là một trong Ngũ thú (五趣), Lục đạo (六道), hay Thập giới (十界). Kinh điển đề cập đến nhiều loại và tên các địa ngục, trong đó, nổi tiếng nhất là [[Bát nhiệt địa ngục]] (八熱地獄, hoặc Bát đại địa ngục 八大地獄) và Bát hàn địa ngục (八寒地獄), kéo dài từ địa ngục Đẳng hoạt (等活) đến Địa ngục A-tì (阿鼻, ''avīci''), là toàn phần của Căn bản địa ngục (根本地獄). Còn có địa ngục nhỏ hơn, kế tiếp hoặc sát bên cạnh. Tầng thứ ba địa ngục gọi là những địa ngục biệt lập (Cô địa ngục 孤地獄) ở trong [[núi]], [[sa mạc]] ở bên trên mặt đất. Sự tạo thành và tương quan giữa các địa ngục được giải thích chi tiết trong những kinh luận như A-tì-đạt-ma Câu-xá luận. Như người ta nghĩ, giáo chung về địa ngục được phát triển qua một thời gian dài, căn cứ vào nhiều nguồn và ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ. Mọi cuốn [[từ điển]] Phật giáo đều có ghi đề mục này, bao gồm nhiều chi tiết về danh mục và thuộc tính của từng địa ngục.
 
Vị [[bồ tát]] cai quản địa ngục trong phật giáo là [[Địa Tạng]]