Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Elbe”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Giao thông thủy: replaced: kí → ký using AWB
Dòng 159:
Các con tàu thương mại đã đi lại trên Elbe từ năm 1842, và sông là một tuyến đường kết nối thương mại quan trọng để có thể đến những xa trong nội địa như [[Praha]]. Sông được nối bằng các hệ thống kênh đào ([[Elbe-Seitenkanal]], [[kênh đào Elbe-Havel]], [[Mittellandkanal]]) đến các vùng công nghiệp của Đức và đến [[Berlin]]. [[Kênh Elbe-Lübeck]] nối Elbe với [[biển Baltic]]. [[Kênh đào Kiel]] có lối vào phía tây gần cửa sông Elbe. The [[đường thủy Elbe-Weser|kênh tàu Elbe-Weser]] nối Elbe với [[Weser]].
 
Với [[Hòa ước Versailles]], việc đi lại trên sông Elbe trở thành một vấn đề của Uỷ ban Quốc tế về sông Elbe, đặt tại Dresden. Đạo luật của Uỷ ban được ký kết tại Dresden vào ngày 22 tháng 2 năm 1922.<ref>Văn bản trong ''Loạt Hiệp ước của Hội Quốc Liên'', chương 26, 220-247.</ref> Theo các điều khoản 363 và 364 của Hòa ước Versailles, [[Tiệp Khắc]] được quyền thuê mảnh đất cảng riêng của mình tại [[Moldauhafen]] ở Hamburg. Hợp đồng thuê với Đức, và được [[An Quốc]] giám sát, được ký kết vào ngày 14 tháng 2 năm 1929 và sẽ hết hạn vào năm 2028. Từ năm 1993, Cộng hòa Séc đã thay thế địa vị pháp lý của Tiệp Khắc.
 
Trước khi nước Đức tái thống nhất, vận tải đường thủy tại Tây Đức bị cản trở bởi việc thông hành nội địa đến Hamburg phải đi qua Đông Đức. Elbe-Seitenkanal (Kênh đào bên Elbe) được xây dựng để nối Mittellandkanal thuộc Tây Đức và Hạ Elbe để khôi phục lại việc kết nối giao thông. Sau khi thống nhất, người ta đã bắt đầu tiến hành các công việc để cải thiện và khôi phục lại liên kết ban đầu: [[Cầu kênh Magdeburg]] nay cho phép sà lan lớn có thể qua Elbe mà không cần phải tiến vào sông. Mực nước thường thấp tại Elbe nay không còn cản trở việc thông hành đến Berlin nữa.<ref>[http://www.noorderSoft.com/indexen.html NoorderSoft Waterways Database]</ref>