Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường Cao Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: kí → ký , Kí → Ký using AWB
Dòng 38:
Đường Cao Tổ tên húy là '''Lý Uyên''' (李淵), [[biểu tự]] '''Thúc Đức''' (叔德). Tổ tiên của Lý Uyên là người [[Địch Đạo]], [[Lũng Tây]], ông là hậu duệ đời thứ bảy của [[Lý Cảo]] - Hoàng đế khai quốc của nước [[Tây Lương]] thời [[Ngũ Hồ thập lục quốc|Thập Lục Quốc]]. Sau khi Tây Lương bị tiêu diệt, vương tôn của Lý Cảo là [[Lý Trùng Nhĩ]] (李重耳) xuất sĩ làm quan cho [[Nam-Bắc triều (Trung Quốc)|triều]] [[Bắc Ngụy]], chức quan đến Hoằng Nông thái thú. Tuy nhiên, trong vài đời sau đó, các tổ tiên của Lý Uyên chỉ giữ các chức vụ thấp trong quân đội. Tổ phụ của Lý Uyên là [[Lý Hổ]], Hổ phụng sự cho triều [[Tây Ngụy]], chức quan đến [[tả bộc dạ]], và được phong tước Lũng Tây quận công, là một trong [[Tây Ngụy#Bát trụ quốc|Bát trụ quốc]] của Tây Ngụy, được ban họ [[Tiên Ti]] là '''Đại Dã''' (大野). Lý Hổ qua đời trước khi [[Bắc Chu Hiếu Mẫn Đế]] tức vị, mở đầu triều [[Bắc Chu]], song ông được Hiếu Mẫn Đế truy phong tước '''Đường quốc công''' (唐国公), được ban thụy là ''Tương'' (襄).
 
Cha của Lý Uyên là [[Lý Bính]] (李昺), người kế tập tước Đường quốc công và kết hôn với một con gái của danh tướng [[Độc Cô Tín]]. Lý Uyên sinh năm 566 tại Trường An. Lý Bính qua đời vào năm [[572]], Lý Uyên kế tập tước Đường quốc công, và tiếp tục được giữ tước hiệu này sau khi [[Tùy Văn Đế]] Dương Kiên soán vị vào năm [[581]], mở đầu [[triều Tùy]]. Hoàng hậu [[Độc Cô Già La]] của Tùy Văn Đế là tụng mẫu (dì) của Lý Uyên.
 
Khi trưởng thành, Lý Uyên đã kết hôn với Đậu thị, còn Đậu thị là con gái của Thần Vũ công [[Đậu Nghị]] (竇毅) với [[Tương Dương công chúa]] của triều [[Bắc Chu]]. Đậu thị sinh cho Lý Uyên năm người con, theo thứ tự là [[Lý Kiến Thành]], [[Công chúa Bình Dương (Đường Cao Tổ)|Bình Dương Chiêu công chúa]], Lý Thế Dân, [[Lý Huyền Bá]] và [[Lý Nguyên Cát]]. Sau Đậu thị chết sớm, Lý Uyên khi lên làm hoàng đế truy phong cho bà là [[Đậu phu nhân (Đường Cao Tổ)|Thái Mục hoàng hậu]].
 
== Làm quan cho triều Tùy ==
Trong thời gian cai trị của Tùy Văn Đế (581–606), Lý Uyên được luân chuyển làm thứ sử của Tiều châu, Lũng châu, châu.
 
Vào đầu thời gian cai trị của [[Tùy Dạng Đế]], Lý Uyên lần lượt giữ chức thái thú của Huỳnh Dương quận và Lâu Phiền quận (Dạng Đế đổi châu thành quận). Đến năm Đại Nghiệp thứ 9 (613), Lý Uyên giữ chức "vệ úy thiếu khanh". Khi Tùy Dạng Đế tiến hành [[chiến tranh Tùy-Cao Câu Ly|cuộc viễn chinh]] [[Cao Câu Ly]] lần thứ hai vào năm 613, Lý Uyên đốc vận ở Hoài Viễn trấn. Khi tướng [[Dương Huyền Cảm]] nổi dậy gần đông đô [[Lạc Dương]], Tùy Dạng Đế hạ chiếu Lý Uyên trấn thủ và quản lý việc quân sự ở Hoằng Hóa quận (phía tây [[Đồng Quan]]), song quân nổi dậy của Dương Huyền Cảm cuối cùng đã không tiến đến khu vực đó. Lý Uyên nhân cơ hội này đã kết nạp nhiều hào kiệt theo mình.
Dòng 58:
Lý Uyên sau đó chính thức nổi dậy, song bề ngoài vẫn tỏ vẻ trung thành với triều Tùy và tuyên bố mục đích của ông chỉ là tôn Đại vương [[Tùy Cung Đế|Dương Hựu]] làm hoàng đế và để Tùy Dạng Đế làm [[thái thượng hoàng]]. Đầu tiên, Lý Uyên bảo đảm mặt bắc bằng cách liên hệ với Thủy Tất khả hãn, dâng đồ cống nạp, nhận được binh mã. Lý Uyên giao cho Lý Kiến Thành và Lý Thế Dân thống soái quân đội, để Lý Nguyên Cát trấn thủ Thái Nguyên, tiến về phía nam. Trong khi đó, các quan lại triều Tùy ở Hà Đông đã bắt Lý Trí Vân, giải đến Trường An, Lý Trí Vân bị xử tử. Sau thời gian lẩn trốn, con gái của ông đã quy phục nhiều thủ lĩnh nổi dậy khác ở khu vực quanh Trường An, bà chiếm được một số thành và tập hợp được đến 7 vạn quân, hiệu là "Nương tử quân".
 
Lý Uyên cũng viết thư cho một thủ lĩnh nổi dậy khác là Ngụy công [[Lý Mật (Tùy)|Lý Mật]], khi đó đang ở gần Lạc Dương, mục đích là để thăm dò Lý Mật có muốn theo mình không, song Lý Mật tin tưởng vào thực lực của mình nên đã sai thất Tổ Quân Ngạn viết thư hồi đáp Lý Uyên với lời lẽ cao ngạo. Lý Uyên thấy lời lẽ của Lý Mật thì bị mất tinh thần song vì không muốn có thêm kẻ thù nên đã hồi thư một cách khiêm nhường. Lý Mật hài lòng với phản ứng của Lý Uyên, cho rằng Lý Uyên sẵn lòng ủng hộ cho mình, và cũng từ thời điểm đó, Lý Mật và Lý Uyên thường trao đổi sứ giả.
 
Khi Lý Uyên tiến đến gần Hà Đông, quân của ông bị sa lầy do thời tiết, thực phẩm thì cạn kiệt, còn xuất hiện tin đồn Đông Đột Quyết và Lưu Vũ Chu sẽ tiến công Thái Nguyên. Lý Uyên thoạt đầu ra lệnh triệt thoái, song do bị Kiến Thành và Thế Dân phản đối nên ông đã đổi ý, tiếp tục tiến quân. Sau khi [[trận Hoắc Ấp|đánh bại]] quân Tùy tại Hoắc Ấp (霍邑, nay thuộc Vận Thành, Sơn Tây), Lý Uyên quyết định tách một đội quân nhỏ để canh giữ Hà Đông, còn đại quân vượt [[Hoàng Hà]] tiến vào [[Quan Trung]].
Dòng 93:
Trong suốt thời gian cai trị của mình, Đường Cao Tổ đã phải cống nạp cho Đông Đột Quyết, đến khi biết tin Đường Thái Tông đã giành chiến thắng và bắt được [[Hiệt Lợi khả hãn]], Đường Cao Tổ nói: ''"[[Hán Cao Tổ]] khốn ở [[trận Bạch Đăng|Bạch Đăng]] (白登, nay thuộc [[Đại Đồng, Sơn Tây|Đại Đồng]], Sơn Tây), không thể báo thù. Nay con ta có thể diệt Đột Quyết. Ta đã phó thác quốc gia cho người phù hợp, còn gì phải ưu sầu chứ?"''.<ref>''Tư trị thông giám'', [[:zh:s資治通鑑/卷193|quyển 193]].</ref> Sau đó, Thái thượng hoàng triệu một số hoàng tử và công chúa, cùng các quan lại cấp cao đến ăn mừng chiến thắng, tự mình chơi đàn [[tì bà]] và yêu cầu quan khách nhảy theo điệu nhạc.
 
Do Trường An thường nóng bức vào mùa hè, Đường Thái Tông thường mời phụ hoàng cùng đến nghỉ tại [[Cửu Thành cung]] (九成宮, nay thuộc [[Bảo Kê]], [[Thiểm Tây]]) tránh nóng. Tuy nhiên, do đây cũng là nơi Tùy Văn Đế đã qua đời (thời Tùy gọi là Nhân Thọ cung), Thái thượng hoàng không muốn đến Cửu Thành cung. Năm [[634]], Đường Thái Tông bắt đầu cho xây một cung điện khác là [[Đại Minh cung]] (大明宮) cho Đường Cao Tổ tránh nóng, song Đường Cao Tổ đã lâm bệnh trước khi cung này hoàn thành, và ông cũng chưa từng viếng thăm Đại Minh cung.
 
Đường Cao Tổ qua đời vào [[mùa xuân]] năm [[635]], [[thụy hiệu]] là '''Thái Vũ hoàng đế''' (太武皇帝), táng tại [[Hiến lăng]] (献陵). Qua các đời sau, thụy hiệu của ông dần dần được tôn lên đầy đủ là '''Thần Nghiêu Đại Thánh Đại Quang Hiếu Hoàng Đế''' (神堯大聖大光孝皇帝).