Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sakhalin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Liên kết ngoài: AlphamaEditor, Add categories, part of Category Project Executed time: 00:00:02.0751187 using AWB
Dòng 48:
[[Đế quốc Mông Cổ]] đã tiến hành một số nỗ lực nhằm chinh phục cư dân bản địa Sakhalin từ khoảng năm 1264. Theo [[Nguyên sử]], chính sử của [[nhà Nguyên]], 3000 đại quân đội Mông Cổ đã tiến đánh đảo Khố Hiệt, đánh bại người ''Cốt Ngôi'' (骨嵬, ''Gǔwéi''), Sau đó, các trưởng lão ''Cốt Ngôi'' đã thực hiện các chuyến viếng thăm để triều cống cho đồn quân sự của nhà Nguyên. Đến năm 1284, người Cốt Ngôi phản lại nhà Nguyên, đến năm 1285 thì nhà Nguyên thiết lập Đông Chinh nguyên soái phủ để tăng cường quản lý vùng hạ du sông Amur và đảo Sakhalin. Đến năm 1308, Cốt Ngôi vương Thiện Nô đã sai người đến thỉnh cầu quy hàng, nhận mỗi năm nộp da và lông hải cẩu, rái cá.<ref name="gao"/><ref name="conquest"/> [[Người Nivkh]] và [[người Orok]] đầu hàng trước, còn [[người Ainu]] chịu khuất phục người Mông Cổ về sau đó.
 
Vào đầu thời [[nhà Minh]] (1368–1644), quan hệ triều cống được tái thiết lập. Năm 1412, nhà Minh chinh phục Khổ Ngột, tại vùng ven biển bắc bộ của đảo thiết lập "Nang Cáp Nhi vệ", tại lưu vực [[sông Poronay]] ở trung bộ thiết lập "Ba La hà vệ", tại đông bộ của đảo thiết lập nên "Ngột Liệt Hà vệ", lệ thuộc vào [[Nô Nhĩ Can đô ti]].<ref name="conquest"/> Sau khi thiết lập các cơ sở của người Hán tại vùng sông Amur, tức giữa thế kỷ 15, người Ainu tại Sakhalin đã thường xuyên đến các tiền đồn do nhà Minh kiểm soát để cống nạp.<ref name="conquest">{{chú thích sách |title=The Conquest of Ainu Lands: Ecology and Culture in Japanese Expansion, 1590–1800 |last=Walker |first=Brett L. |year=2006 |publisher=University of California Press |location=Berkeley, Calif. |isbn=0-520-24834-1 |page=133 |url=http://books.google.com/?id=D5iOcHB3h5AC&lpg=PA134&pg=PA133 |accessdate=ngày 16 tháng 6 năm 2010}}</ref> Dưới triều Minh, người Hán gọi hòn đảo này là Khổ Ngột ({{zh|c=苦兀|p=Kǔwù}}), và sau đó là Khố Hiệt ({{zh|c=庫頁|p=Kùyè}}). Có một số bằng chứng về việc một thái giám triều Minh tên là [[Diệc Thất Cáp]] (亦失哈) đã thị sát Sakhalin vào năm 1413 vào một các cuộc thám hiểm của ông ở hạ du Amur, ông đã ban tước hiệu của nhà Minh cho một tộc trưởng địa phương và cũng là người đã thiết lập nên Nô Nhĩ Can đô ti vào năm 1411.<ref name=tsai>{{chú thích sách |title=Perpetual Happiness: The Ming Emperor Yongle |last=Tsai |first=Shih-Shan Henry |year= 2002 |origyear=2001 |publisher=University of Washington Press |location=Seattle, Wash |isbn= 0-295-98124-5 |pages=158–161 |url=http://books.google.com/?id=aU5hBMxNgWQC&lpg=PA159&pg=PA159 |accessdate=ngày 16 tháng 6 năm 2010}} Link is to partial text.</ref> Theo ''Thánh vũ '' ({{zh|c=聖武記}}) của [[Ngụy Nguyên]], [[nhà Thanh|Hậu Kim]] đã cử 400 quân đến Sakhalin vào năm 1616 do quan tâm đến việc những người ở miền bắc Nhật Bản có các tiếp xúc với khu vực, song sau đó đã dời đi khi nhận thấy không có đe dọa từ hòn đảo. Sau khi thành lập nhà Thanh, triều đình quy thuộc đảo Sakhalin thuộc quyền quản lý của Ninh Cổ Tháp phó đô thống. Sau năm 1715, triều đình nhà Thanh chuyển quyền quản lý đảo sang Tam Tính phó đô thống. "Dân nhu" sống trên đảo mỗi năm lại đến vùng hạ du sông Amur để cống nạp da chồn cho nhà Thanh thông qua các tiền đồn của triều đình.<ref name="conquest"/> Đến giữa thế kỷ 18, các quan chức nhà Thanh đã ghi vào sổ hộ tịch 56 nhóm họ; trong đó, nhà sử liệu nhà Thanh lưu ý rằng sáu thị tộc và 148 hộ người Ainu và người Nivkh nằm dưới sự bảo trợ hành chính của nhà Thanh tại Sakhalin.<ref>{{chú thích sách |title=The Conquest of Ainu Lands |last=Walker |first=Brett L. |pages=134–135 |url=http://books.google.com/?id=D5iOcHB3h5AC&lpg=PA134&pg=PA134#v=twopage&q |accessdate=ngày 16 tháng 6 năm 2010 |isbn=978-0-520-24834-2 |date = ngày 21 tháng 2 năm 2006}}</ref>
 
===Người châu Âu và Nhật Bản thám hiểm===