Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương Tinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
ff
n →‎Tiểu sử: replaced: kí]] → ký]] using AWB
Dòng 18:
Tiếp nối đề tài phim cờ bạc của ''Dũng giả vô cụ'', năm [[1989]] Vương Tinh viết kịch bản và đạo diễn ''[[Thần bài]]'' (賭神), một bộ phim giải trí xuất sắc với hai ngôi sao [[Châu Nhuận Phát|Chu Nhuận Phát]] và [[Lưu Đức Hoa]]. Tác phẩm này đã lập tức phá kỉ lục về doanh thu ở Hồng Kông và tạo nên một cơn sốt về phim cờ bạc ở cả điện ảnh và truyền hình hòn đảo này. Một năm sau, Vương Tinh đảm nhiệm vị trí sản xuất cho bộ phim ''[[Thánh bài]]'' (賭聖), một tác phẩm hài nhại lại của ''Thần bài'' nhưng cũng thành công không kém và là bệ phóng để đưa diễn viên chính của bộ phim là châu trinh [[Châu Tinh Trì|trì]]
 
lên vị trí ông vua phim hài Hồng Kông. Loạt phim cờ bạc còn tiếp tục được Vương Tinh kéo dài với ''[[Thần bài 2]]'' (賭俠, [[1991]]) và ''[[Thần bài 3: Trở về Thượng Hải]]'' (賭俠2之上海灘賭聖, [[1991]]). Sau ''Thánh bài'', Vương Tinh còn đảm nhận vai trò đạo diễn cho một số bộ phim thành công khác do Chu Tinh Trì thủ vai chính như ''[[Chuyên gia xảo quyệt]]'' (整蠱專家, [[1991]]), ''[[Lộc Đỉnh ký (phim 1992)|Lộc Đỉnh ]]'' (鹿鼎記, [[1992]]) hay ''[[Đại quan Bao Long Tinh]]'' (九品芝麻官, [[1994]]). Vương Tinh cũng là nhà sản xuất cho nhiều bộ phim khác của Chu như ''[[Trường học Uy Long]]'' (逃学威龙, [[1991]]) hay ''[[Đại nội mật thám]]'' (大內密探零零發, [[1996]]).
 
Là chuyên gia của dòng phim giải trí, Vương Tinh đã tham gia sản xuất nhiều bộ phim thành công thuộc đủ mọi đề tài, từ phim xã hội đen với ''[[Người trong giang hồ]]'' (古惑仔之人在江湖, [[1996]]), [[phim cấp ba|phim cấp 3]] với ''[[Xích khỏa cao dương]]'' (赤裸羔羊, [[1992]]), ''[[Hương Cảng kì án: Chi cường gian]]'' (香港奇案之強姦, [[1993]]) tới phim kinh dị với ''[[Đại dịch Ebola (phim)|Đại dịch Ebola]]'' (伊波拉病毒, [[1996]]). Tuy phim do Vương Tinh đạo diễn hoặc sản xuất thường xuyên bị giới phê bình chê bai về chất lượng nghệ thuật nhưng thực tế trong giai đoạn đầu [[thập niên 1990]] Vương lại luôn là người đi đầu trong việc khai thác những đề tài mới mang tính giải trí cao cùng những cách thực hiện và quảng báo mới lạ để lôi kéo khán giả.<ref>Bordwell, 2000</ref> Đáp lại những lời chỉ trích từ giới phê bình, Vương Tinh cho rằng ông làm phim là để thỏa mãn nhu cầu của khán giả vì vậy những nhận xét tiêu cực của giới phê bình với ông hoàn toàn không có giá trị.<ref name=timeout/>