Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Cao Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: kí → ký (2) using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 1:
{{chú thích trong bài}}
{{Infobox Royalty
| tên = Lý Cao Tông
Hàng 40 ⟶ 41:
Nhưng không lâu sau, Tô Hiến Thành đã tuổi già sức yếu, qua đời năm 1179. Trước khi mất, vì vua mới lên 7 tuổi nên Hiến Thành tiến cử [[Trần Trung Tá]] với Đỗ thái hậu. Thái hậu dù khen hay nhưng cuối cùng không theo lời, lấy [[Đỗ An Di]] làm phụ chính.
 
Năm 1181, thái tử cũ là Long Xưởng cầm đầu các gia thuộc nô lệ trộm cướp bừa bãi, muốn mưu làm loạn. Tới năm sau, thái hậu dùng Lý Kính Tu<ref>{{efn|Nguyên họ Đỗ, được ban họ vua</ref>.}} làm đế sư (thầy của vua), trong thì hầu việc giảng sách, ngoài thì dạy dân trung hiếu, từ đấy Chiêu Linh thái hậu và Long Xưởng không dám manh tâm mưu khác nữa.
 
Cao Tông tuy giữ được ngôi vua nhưng khi trưởng thành đã không trở thành minh quân của nhà Lý. Tới năm 1190, ông dùng em vợ ([[An Toàn hoàng hậu|An Toàn nguyên phi]]) là [[Đàm Dĩ Mông]], vốn là người không có học làm thái phó nên việc triều chính càng suy sút.
Hàng 51 ⟶ 52:
Năm 1197, Cao Tông cho dựng cung Nghênh Thiềm, đến năm 1203 lại tiếp tục cho xây dựng hàng loạt cung điện. Khi đang xây dở gác Kinh Thiên, có chim khách đến làm tổ, Cao Đường Long cho là điềm báo sắp có vương tộc mới thay thế triều Lý, bèn khuyên can vua:
 
:{{cquote2|''Trước cốt sửa đức, sau hãy khởi công mới phải.''}}
 
Nhưng vua lại nghe lời hoạn quan [[Phạm Bỉnh Di]], càng cho xây gấp khiến trăm họ khốn khổ.
Hàng 66 ⟶ 67:
Tháng 9 năm 1203 có cuộc nổi loạn của 2 người Đại Hoàng Giang là Phí Lang và Bảo Lương trước đây đã tâu các tội mọt nước hại dân của Đàm Dĩ Mông, bị người này đánh, sinh lòng oán hận. Hai người này nhân khi rối ren liền làm phản. Vua sai Trần Lệnh Hinh làm Nguyên soái và Thượng thư Từ Anh Nhữ đem quân từ phủ Thanh Hóa tiến đánh Phí Lang xong bị thua, cả hai tướng đều bị giết; đến tháng giêng năm sau lại sai Đỗ Kính Tu đi đánh nhưng vẫn tiếp tục bại trận. Đến năm 1207 lại tiếp tục có cuộc nổi loạn của người Man ở [[dãy núi Ba Vì|núi Tản Viên]], thanh thế rất lớn.
 
Thời kì này, [[nhà Tống]] còn xua quân sang xâm nhiễu biên giới [[Đại Việt]] khiến nhân dân phải chạy loạn "vô cùng khổ sở".
 
=== Gian thần Phạm Du ===
Hàng 73 ⟶ 74:
Đầu năm 1209, Cao Tông sai Phạm Du coi việc quân ở châu [[Nghệ An]]. Bấy giờ miền này đang đói lớn, số người bị chết đói rất nhiều. Những người còn sống sót cũng bị phá sản, lưu vong. Nhân cơ hội ấy, Phạm Du nói với vua rằng:
 
:{{cquote2|''Nay thiên hạ rối loạn, bọn gian tặc nổi lên khắp nơi... xin cho phép tôi được tuyển bọn trai tráng để tự đề phòng, mới mong khỏi lo tai họa''.}}
 
Vua bằng lòng. Phạm Du bèn chiêu tập những người vong mệnh ngang nhiên đi khắp các nơi. Từ đó đường đất bị cắt đứt, thuyền bè không đi lại được. Cao Tông thấy tình hình nguy khốn liền sai Phạm Bỉnh Di lấy quân ở Đằng Châu ([[thị xã (Việt Nam)|thị xã]] [[Hưng Yên]]) để đánh Phạm Du. Du trở về Cổ Miệt cùng với Đoàn Thượng, Đoàn Chủ ở Hồng Châu hợp binh làm phản triều đình, đánh Đằng Châu. Bỉnh Di bị thua.
Hàng 103 ⟶ 104:
Sách [[Đại Việt sử ký toàn thư|Đại Việt Sử ký Toàn thư]] nhận định về Lý Cao Tông như sau:
 
:''{{cquote|Vua chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy.''}}
 
:''{{cquote|Cao Tông tuổi bé nối ngôi, Chiêu Linh Thái hậu rắp lòng phế lập, thân vua suýt nữa bị nguy. Nhờ có [[Tô Hiến Thành]] vốn có quyền vị, nhận ký thác con côi, hết lòng phù hộ, ngôi báu không lay, thiên hạ quy phục, tất phải có mưu hay chước giỏi tâu riêng với vua rồi. Đến khi Hiến Thành chết, Đỗ Kính Tu hầu hạ nơi màn trướng, giúp vua sửa đức, đâu phải là không có người? Thế mà vua mê mải rong chơi, say đắm thanh sắc, ham tiền của, thích xây dựng, dạy tính lười tham cho các quan, gây lòng oán giận ở trăm họ, làm cho cơ đồ nhà Lý phải hao mòn, đến nỗi mất nước. [[Kinh thư]] có câu: "Ở trong mê sắc đẹp, ra ngoài mê săn bắn, ham rượu, thích nhạc, xây nhà cao, trổ tường đẹp, phạm một trong các điều ấy tất phải bại vong". Vua phạm đủ các điều ấy, còn nói gì được nữa?''}}
 
Trong sách ''Việt sử Tiêu án'', [[Ngô Thì Sĩ]] viết:
 
:''{{cquote|Vua Cao Tông... oai quyền ở tay mình, người phò tá cũng không thiếu, thế mà nghe tên tặc thần Phạm Du tố cáo bậy, giết oan Bỉnh Di, mà phải chạy trốn, lặn lội nơi sông nước... Cao Tông cũng nhờ họ nhà thuyền chài<ref>{{efn|Chỉ họ Trần</ref>.}} phù trì cho mới về được kinh đô, người ta thấy rằng văn võ bách quan của nhà Lý không còn ai và không có quân lính phòng bị...''}}
 
Vua Cao Tông ham chơi bời, lại thiếu sáng suốt. Trước nghe theo Phạm Bỉnh Di bắt dân phu hoàn thành nhanh cung thất, sau lại nghe Phạm Du sàm tấu mà giết Bỉnh Di. Thực ra không phải vì trước đây Bỉnh Di là ''sủng thần'' mà sau đó bị ''thất sủng'', mà vì vua Cao Tông chỉ thích hưởng lạc nên điều Bỉnh Di tâu việc đốc công là hợp ý vua mà thôi.
Hàng 121 ⟶ 122:
Bởi bên dưới khinh nhờn luật nước, vẫn được dung túng, nên sau này quần hùng nổi dậy, nay đánh mai hàng, loạn mãi không chấm dứt được. Dân bị bóc lột, đã oán triều đình. Công thần bị giết oan, lòng người càng chia lìa. Bởi vậy các sử gia nhận định rằng lỗi làm mất nhà Lý bắt đầu từ Cao Tông.
 
== Ghi chú ==
{{notelist|2}}
== Chú thích ==
{{tham khảo|2}}