Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ahihi456 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 140:
Ngày 29 tháng 4, sau sự giận dữ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Schlesiger và cố vấn [[Henry Kissinger]] ở Washington vì sự nấn ná của Đại sứ [[Graham Martin]] ở Sài Gòn để cố tạo ra vẻ ''"người Mỹ đàng hoàng ra đi"'', Tổng thống Mỹ [[Gerald Ford]] ra lệnh dứt khoát: ''"Chấm dứt cuộc di tản vào 3 giờ 30 phút, giờ địa phương, sáng 30 tháng 4"''. Tuy nhiên, lệnh vẫn không thi hành kịp do sự chần chừ của Martin, "cuộc tháo chạy" đã diễn ra cho tới khi chiếc trực thăng Mỹ cuối cùng rời Sài Gòn vào lúc 5 giờ 24 phút ngày 30 tháng 4.
 
8 giờ sáng [[30 tháng 4]] Tổng thống Dương Văn Minh và Bộ tổng tham mưu quân đội Việt Nam Cộng hòa hạ lệnh đơn phương ngừng chiến sẵn sàng đón quân đối phương vào Sài Gòn để bàn giao chính quyền. Ông tuyên bố ''"Đường lối, chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam. Vì lẽ đó tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa hãy bình tĩnh, ngưng nổ súng và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng vì chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận về lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự và tránh sự đổ máu vô ích của đồng bào.''". Theo phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, lệnh này trên thực tế cũng không còn tác dụng do phần lớn quân lực Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đã tan rã, phần nhiều ra hàng hoặc vứt bỏ vũ khí về với gia đình. Do đó khi Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn hầu hết chỉ gặp những ổ kháng cự nhỏ lẻ, thiếu tổ chức. Việc đại úy Phạm Xuân Thệ yêu cầu Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đầu hàng thay vì phương án thành lập chính phủ liên hiệp ba thành phần nhằm buộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa trên khắp chiến trường buông súng, tránh tổnthương thấtvong không cần thiết cho Quâncả Giảihai phóngbên lẫn dân thường.<ref>http://giadinh.net.vn/xa-hoi/30-phut-cuoi-cung-trong-doi-tong-thong-cua-duong-van-minh-ra-sao-20150428211219374.htm</ref> Theo Tổng trưởng Thương mại - Kinh tế Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Diệp, trước khi Quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn, tướng tình báo Pháp là Francois Vanuxem của Pháp (lúc đó mới đeo hàm Đại tá) đến gặp các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền-Chủ tịch Thượng viện Sài Gòn và Vũ Văn Mẫu vào sáng 30/4 để đề nghị chính quyền Việt Nam Cộng hòa tiến hành hoãn binh, không đầu hàng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam mà tiếp tục đưa ra yêu sách thành lập chính phủ liên hiệp. Nếu chính phủ liên hiệp được thành lập, Pháp sẽ giúp chính quyền Việt Nam Cộng hòa nhận được sự bảo trợ của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, Tổng thống Dương Văn Minh ngay lập tức từ chối do không muốn thêm một lần làm tay sai cho nước ngoài.<ref>http://thanhnien.vn/van-hoa/danh-gia-ve-noi-cac-duong-van-minh-439958.html</ref><ref>http://www.anhp.vn/van-de-du-luan-quan-tam/201604/tuyen-bo-dau-hang-cua-chinh-phu-duong-van-minh-ra-doi-nhu-the-nao-2689378/</ref> Động cơ của Pháp lúc đó là muốn chính quyền Sài Gòn ngừng bắn để bảo vệ các tài sản của Pháp tại Sài Gòn tránh khỏi sự tàn phá của việc giao tranh, việc bảo vệ chính quyền Sài Gòn chính là bảo vệ các lợi ích của Pháp. Pháp muốn thiết lập lại ảnh hưởng của họ trên thuộc địa cũ. Trong Bộ Ngoại giao Pháp và các cố vấn ở Phủ Tổng thống có hai xu hướng giải quyết đối với vấn đề Sài Gòn. Một thì ra sức hoạt động cho một sự thu xếp ngừng bắn, một thì chủ trương nên tính chuyện làm ăn với Chính phủ Cách mạng lâm thời. Tổng thống Dương Văn Minh đã nhìn ra ý đồ của Pháp và không muốn Trung Quốc can thiệp vào quá trình tái thống nhất Việt Nam nên đã từ chối, chấp nhận đầu hàng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam việt Nam.<ref>http://baoquocte.vn/cuoc-dua-thang-41975-cua-phap-tai-sai-gon-979.html</ref>
 
9 giờ sáng cùng ngày, đúng 3 tiếng đồng hồ sau khi chiếc trực thăng cuối cùng của Mỹ rời nóc tòa Đại Sứ quán, tướng [[Trần Văn Trà]] lệnh cho quân Giải Phóng tiến vào Sài Gòn từ năm hướng. Họ đã tiến nhanh mà không gặp một sự kháng cự có tổ chức nào.