Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Nguyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 171.253.47.221 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tuanminh01
n →‎Chế độ tuyển tài: replaced: tháng ba năm → tháng 3 năm using AWB
Dòng 137:
 
=== Chế độ tuyển tài ===
Trên phương diện tuyển dụng nhân tài, triều Nguyên thời gian đầu cực kỳ ít cử hành khoa cử, do đó quan viên cao cấp được tuyển dụng theo quan hẹ xa gần với triều đình Nguyên mà quyết định, chủ yếu theo phương thức thế tập, ân ấm, tuyển cử. Ngoài ra, còn có phương thức tư lại thăng tiến thành quan liêu, khác biệt lớn với chế độ triều Tống. Triều Tống có giới hạn rõ giữa quan và lại, tư lại đại đa số cuối cùng vẫn là tư lại, tuy nhiên truêù Nguyên do thiếu khoa cử chọn người tài, nên sử dụng phương thức tuyển cử hoặc khảo thí tư lại để thăng làm quan, điều này phá bỏ vách ngăn quan lại, khiến quan lại trở thành quan hệ trên dưới. Trên phương diện khoa cử tuyển tài, Oa Khoát Đài nghe theo kiến nghị của Da Luật Sở Tài, triệu tập danh Nho giảng kinh tại Đông cung, đưa con em đại thần đến nghe giảng. Ngoài ra còn đặt "Biên tu sở" tại Yên Kinh, "Kinh tịch sở" tại Bình Dương, xúc tiến học tập văn hóa cổ đại Hán tộc. Năm 1234 đặt "Kinh thư quốc tử học", cho Phùng Chí Thường làm tổng giáo tập, lệnh 18 người là con em thị thần nhập học, học tập văn hóa Hán. Năm 1238, Thuật Hốt Đức và Lưu Trung cử hành Mậu Tuất tuyển thí, lần khoa cử đầu tiên này chọn được 4.030 người, đồng thời lập nho hộ nhằm bảo hộ sĩ đại phu. Tuy nhiên, cuối cùng triều đình phế trừ khoa cử, chuyển về chế độ tuyển cử, về sau hai lần tổ chức vào năm 1252 và 1276, tổng cộng tuyển 1890 Nho hộ. Sau khi Nguyên Thế Tổ tức vị, chính thức thiết lập Quốc tử học, cho Hứa Hành làm Tập hiền đại học sĩ kiêm Quốc tử tế tửu, chọn con em Mông Cổ vào học, học văn sử kinh điển Nho gia, bồi dưỡng nhân tài thống trị. Năm 1289, Nguyên Thế Tổ hạ chiếu phân đẳng cấp hộ tịch nhân khẩu Giang Nam, năm sau chính thức thi hành chế độ tuyển cử, đẳng cấp lần này trở thành căn cứ hộ kế về sau<ref>胡青、林容、肖辉主编, 江西考试史. 高等教育出版社. 页98-99</ref>. Đến năm 1313, Nguyên Nhân Tông vốn đề xướng Hán hóa đã hạ chiếu khôi phục khoa cử, tháng tám năm 1314 cử hành hương thí tại 17 khảo trường trên toàn quốc, tháng hai và tháng ba3 năm 1315 lần lượt cử hành hội thí và điện thí tại Đại Đô, do cử hành vào thời gian niên hiệu Diên Hựu, nên sử xưng "Diên Hựu phục khoa". Lần khoa cử này lấy Trình-Chu lý học làm nội dung khảo thí. Triều Nguyên trước sau tổng cộng cử hành 16 lần khoa cử, tuyển chọn khoảng hơn 1.100 tiến sĩ người Mông Cổ, Sắc Mục, Hán nhân, Nam nhân. Tuy nhiên, nhằm bảo vệ người Mông Cổ và người Sắc Mộc, khảo thí rất khó với người Hán, và nhóm này chỉ có thể giành được một nửa hạn ngạch, điều này khiến con em Mông Cổ và Sắc Mục mất tính tích cực học tập văn hóa Hán tộc và tinh thần tiến thủ. Khi triều Nguyên diệt vong, trong số xả thân tuẫn quốc có rất nhiều người xuất thân từ khoa cử, có thể thầy phục hồi khoa cử đối với sĩ đại phu Hán tộc Hoài-Nhu có hiệu quả nhất định.<ref name="元朝政治"/>.HUệ
 
== Ngoại giao ==