Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Đông La Mã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Cuộc thập tự chinh lần thứ tư: replaced: tháng Tư năm → tháng 4 năm using AWB
Dòng 265:
Sau cái chết của [[Theobald III, Bá tước của Champagne]], vai trò lãnh đạo cuộc Thập tự chinh đã chuyển sang cho [[Boniface Montferrat]], một người bạn của [[Philip xứ Swabia]]. Cả Boniface và Philip đều kết hôn với hoàng gia Đông La Mã. Trên thực tế, người em vợ của Philip, [[Alexios Angelos]], con trai của Hoàng đế [[Isaac II Angelos]] mù bị lật đổ, đã tới châu Âu và liên lạc với quân viễn chinh. Alexios đề nghị đoàn tụ nhà thờ Đông La Mã với Rôma, trả cho quân viễn chinh 200.000 đồng bạc, sẽ cùng tham gia cuộc thập tự chinh và cung cấp tất cả các nhu yếu phẩm họ cần để đến được Ai Cập. Innocent đã nhận thức kế hoạch đã chuyển hướng cuộc Thập tự chinh đến Constantinopolis nhưng cấm bất kỳ cuộc tấn công nào vào thành phố, song lá thư của Đức Giáo hoàng đã đến sau khi đội tàu đã rời Zara.<ref name="Norwich301">{{harvnb|Norwich|1998|p=301}}.</ref>
 
Quân viễn chinh tới thành phố vào mùa hè năm 1203 và nhanh chóng tổ chức tấn công, khởi đầu bằng một đám cháy lớn gây hư hỏng phần lớn thành phố, và sau đó họ tràn vào thành phố. Alexios III chạy trốn khỏi thủ đô, và Alexios Angelos được tấn phong lên ngai vàng là [[Alexios IV]] cùng với người cha mù của mình làm đồng hoàng đế. Tuy nhiên, Alexios IV và Isaac II đã không thể giữ lời hứa của mình và đã bị lật đổ bởi [[Alexios V]]. Cuối cùng, quân viễn chinh tấn công thành phố lần thứ hai vào ngày 13 tháng 4 năm 1204 và Constantinopolis đã bị cướp bóc và tàn sát bởi quân thập tự. Nhiều biểu tượng vô giá, di vật, và các báu vật khác sau đó bị đem về Tây Âu, một số lượng lớn ở Venezia. Khi Innocent III nghe nói về việc quân viễn chinh cướp phá Constantinopolis, ông đã phạt vạ họ nhưng khá nhẹ nhàng. Tình hình đã ngoài kiểm soát. Trật tự chỉ được khôi phục khi quân viễn chinh và Venezia tiến hành thỏa thuận; [[Baldwin của Vlaanderen]] được bầu làm Hoàng đế và [[Thomas Morosini]] người Venezia được chọn làm Thượng Phụ.<ref name="Br4Cr"/><ref name="NC">{{harvnb|Choniates|1912}}, ''[http://www.fordham.edu/halsall/source/choniates1.html The Sack of Constantinople]''.</ref> Các nhà lãnh đạo thập tự chinh đã phân chia các tỉnh của Đông La Mã cho nhau, nhưng các hoàng thân Đông La Mã ở [[Đế chế Nicaea|Nicaea]], [[Đế chế Trebizond|Trebizond]] và [[Lãnh địa Bá Vương Eripus|Epirus]] đã giương cờ khởi binh nhằm khôi phục lại đô thành.<ref name="Br4Cr" />
 
=== Hồi kết của Đế quốc ===