Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phong trào chống đối Hitler”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã khóa “Phong trào chống đối Hitler” ([Di chuyển=Cấm mọi thành viên (trừ bảo quản viên)] (vô thời hạn))
n →‎Âm mưu đảo chính năm 1938: replaced: tháng 9, 19 → tháng 9 năm 19 (2) using AWB
Dòng 46:
Nhưng họ cần sự đảm bảo theo phương diện khác: liệu giả định của họ – là Anh và Pháp sẽ gây chiến với Đức nếu Đức tấn công Tiệp Khắc – có đúng hay không. Họ phái nhân viên thân tín đi [[Luân Đôn|London]] để tìm hiểu, và nếu cần, cố gắng gây ảnh hưởng lên phía [[Vương quốc Anh]] bằng cách thông báo tướng lĩnh Đức chống đối cuộc tấn công và sẽ có hành động quyết liệt nếu Anh cứng rắn với Hitler cho đến cùng.
 
Vì muốn xoa dịu Hitler, Thủ tướng Anh [[Arthur Neville Chamberlain]] ủng hộ giải pháp Tiệp Khắc nhượng vùng [[Sudentenland]] cho Đức, nhưng cần đạt sự thỏa thuận của Pháp trước khi thúc đẩy thêm. Ông đi hội kiến với Hitler hai lần: tại Berchtesgaden ngày 15 tháng 9, năm 1938 và tại Godesberg ngày 22-23 [[tháng chín|tháng 9]], [[1938]].
 
Do những phản ứng bất lợi của [[Nam Tư]], [[Romania|Rumani]], Pháp, Hoa Kỳ, [[Thụy Điển]]... cùng sự thờ ơ của Ý, ngày [[27 tháng 9]] năm [[1938]], Hitler gửi cho Chamberlain một lá thư có ngôn từ được tính toán một cách tuyệt diệu để lay chuyển Chamberlain: Đức sẵn sàng đàm phán những chi tiết với Tiệp Khắc, sẵn sàng "nghiêm túc đảm bảo cho phần còn lại của Tiệp Khắc."
 
Đối với vài tướng lĩnh và trên hết đối với Tướng Tham mưu trưởng Lục quân Halder, đã đến lúc thực hiện âm mưu nhằm lật đổ Hitler và tránh cho Tổ quốc lâm vào một cuộc chiến mà họ nghĩ Đức sẽ bại trận. Suốt [[tháng chín|tháng 9]], theo lời kể sau này của người sống sót, các nhân vật trong nhóm âm mưu luôn bận rộn. Erich Kordt, thư ký trưởng của Ribbentrop tại Bộ Ngoại giao, cũng là nhân vật tham dự quan trọng và sống sót sau chiến tranh. Tại Tòa án Nürnberg, ông soạn một bản ghi nhớ dài về những sự kiện trong tháng 9, năm 1938. Halder, Gisevius và Schacht đều kể lại về âm mưu này, nhưng mỗi người đều cung cấp chi tiết khó hiểu, và ở vài điểm còn mâu thuẫn với nhau. Cần nhớ rằng ban đầu cả ba đều phục vụ chế độ Quốc xã, vì thế sau chiến tranh cố chứng tỏ họ chống đối Hitler và yêu chuộng hòa bình.
 
Tướng Halder luôn liên lạc với Đại tá Oster và sếp của ông này tại Cục Quân báo, Đô đốc Canaris, người cung cấp thông tin về động thái chính trị của Hitler và của tình báo nước ngoài.