Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệp ước Xô-Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (2), [[Thể loại:Chiến trường châu Âu (Chiến tranh thế giới thứ hai) → [[Thể loại:Chiến trường châu Âu (Thế chiến thứ hai) using AWB
n →‎top: replaced: tháng 9 19 → tháng 9 năm 19 using AWB
Dòng 29:
Các bên thỏa thuận với các cam kết kiềm chế không tấn công lẫn nhau và giữ thái độ trung lập trong trường hợp một trong hai bên trở thành mục tiêu của những hành động quân sự của bất kỳ bên thứ ba nào. Các thành viên Hiệp định cũng cam kết không tham gia vào các nhóm thế lực trực tiếp hoặc gián tiếp chống lại phía bên kia. Trong tương lai, hai bên cam kết việc cung cấp, trao đổi lẫn nhau về thông tin đối với những vấn đề có ảnh hưởng đến lợi ích của các bên.
 
Kèm theo hiệp định là một nghị định thư bí mật được ký bổ sung. Trong đó quy định Đông Âu là phần lãnh thổ nằm trong phạm vi quyền lợi của Đức và Liên Xô trong trường hợp có "sự sắp xếp lại về chính trị đối với lãnh thổ" của các quốc gia này. Nghị định này cho phép thành lập chính quyền thân Liên Xô tại Litva, Latvia, Estonia và Đông Ba Lan. Phần Lan và Bessarabia đều nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô. Ngày 1 tháng 9 năm 1939 Đức xâm chiếm Ba Lan, và ngày 17 tháng 9 quân đội Liên Xô tiến vào miền Đông Ba Lan theo lệnh của Stalin. Việc phân chia lãnh thổ của Ba Lan giữa Liên Xô và Đức đã được hoàn thành. Ngày 28 tháng 9 năm 1939, Đức và Liên Xô ký kết Hiệp ước hữu nghị về biên giới. Sau đó, Liên Xô đã sáp nhập các nước Baltic ([[Estonia]], [[Latvia]], [[Litva]]), [[Bessarabia]] và Bắc [[Bukovina]], và một phần của [[Phần Lan]] vào lãnh thổ của mình.
 
Các thỏa thuận đã được ký kết đã làm dịu sự căng thẳng trong quan hệ chính trị và kinh tế giữa Liên Xô và Đức đang nóng lên sau sự xuất hiện của Hitler trên vũ đài chính trị và nắm quyền điều hành nước Đức cùng với các cuộc xung đột vũ trang (trong đó Liên Xô chống lại sự can thiệp của Đức và Italy ở Tây Ban Nha và ủng hộ phái Cộng hoà [[Nội chiến Tây Ban Nha|Tây Ban Nha]], chống lại quân đội Nhật Bản ở Viễn Đông trong các [[Chiến dịch hồ Khasan]] và [[Chiến dịch Khalkhyn Gol|Khalkhyn Gol]]). Sự kiện này trở thành một bất ngờ chính trị cho các nước thứ ba. Gần như đồng thời với các tin đồn về sự tồn tại của thỏa thuận bí mật bổ sung, các văn bản Hiệp ước đã được xuất bản vào năm 1948 dưới dạng các bản sao. Năm 1993, văn bản gốc của Hiệp ước được tìm thấy.