Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người Khiết Đan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Meotrangden (thảo luận | đóng góp)
Dòng 19:
Năm 907, một thủ lĩnh của bộ lạc Điệt Thích tên là [[Gia Luật A Bảo Cơ]] (Yelii Abaoji) được bầu là thủ lĩnh của liên minh 8 bộ lạc. Sau khi nắm quyền thủ lĩnh tối cao, A Bảo Cơ đã dùng vũ lực để thống nhất 8 bộ lạc Khiết Đan, đồng thời xâm chiếm đất Đột Quyết, tiêu diệt tộc Hề, thu phục các bộ lạc nhỏ xung quanh. Năm 916, A Bảo Cơ tự xưng đế kiến quốc, xây dựng một quốc gia chủ nô - nô lệ. Quốc gia Khiết Đan được thành lập, ban đầu có quốc hiệu là Khiết Đan (916-947), sau đấy đổi quốc hiệu là [[Đại Liêu]] (947-983), rồi trở lại thành Khiết Đan (983-1066), cuối cùng lại trở lại là Liêu 1066 cho đến khi diệt vong.
 
Quốc gia Khiết Đan non trẻ nhanh chóng cường thịnh, nhiều lần xâm nhập Trung Nguyên, thậm chí từng đem quân tiêu diệt [[Nhà Hậu Đường|Hậu Đường]] (936), [[Nhà Hậu Tấn (Ngũ đại)|Hậu Tấn]] (947), tấn công [[Nhà Hậu Hán (Ngũ đại)|Hậu Hán]] (950), [[nhà Hậu Chu|Hậu Chu]] (951). Trong thời kỳ cường thịnh nhất, dân tộc này từng là chủ nhân của một [[đế quốc]] rộng lớn bao trùm cao nguyên Mông Cổ và phía Bắc [[Trung Quốc]], phía Bắc tới tận hồ Baikal, phía Đông sát Sakhalin, phía Tây vượt dãy Altai, phía Nam tới Hà Bắc, tỉnh Sơn Tây ngày nay.
 
Do một quản lý một quốc gia rộng lớn với nhiều sắc tộc khác nhau, người Khiết Đan đã hình thành một chính sách nổi tiếng về sau: "Một quốc gia, hai chế độ". Chính sách này được tóm tắt bằng câu "Dĩ Quốc chế trị Khiết Đan, dĩ Hán chế đại Hán nhân" (''已國制治契丹,已漢制待漢人''). Quản lý người Khiết Đan thì dựa theo chế độ quý tộc bộ lạc Khiết Đan, quản lý người Hán thì dựa theo thể chế nhà Đường. Chính sách này đã đem lại hiệu quả to lớn, đặc biệt vào đầu thế kỷ 11, quốc gia Khiết Đan đã chuyển đổi hoàn toàn từ chế độ nô lệ sang chế độ phong kiến. Quân đội Khiết Đan hùng mạnh, liên tục uy hiếp [[Bắc Tống]] và [[Tây Hạ]], buộc 2 quốc gia này phải thần phục.