Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Praha”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: ( → ( (6), ) → ) (5), . → ., , → ,, : → :, Quãng trường → Quảng trường (2), Giáo Hội → Giáo hội, Quốc Xã → Quốc xã using AWB
n →‎Thời tiền sử cho đến thế kỷ 21: replaced: tháng 5 19 → tháng 5 năm 19 using AWB
Dòng 231:
Sau khi [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]] phong trào quốc gia Séc thuộc nhóm ông Tomáš Garrigue Masaryk đạt được mục tiêu của mình và [[Tiệp Khắc]], quốc gia của [[người Séc]] và [[người Slovak]], được thành lập, Praha trở thành thủ đô của nước này. Quốc gia này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc xung đột giữa các nhóm dân tộc, nhưng là một trong số ít các nước ở châu Âu mà vẫn dân chủ đến cuối những năm 1930. Số phận của nó cuối cùng đã được đóng dấu bởi Hiệp định München vào năm 1938 và sự xâm lược của quân đội Đức theo lệnh của [[Hitler]] trong năm sau. Praha trở thành thủ đô của một nước bảo hộ mới Bohemia và [[Moravia]]. Trong năm đó, khoảng 120.000 người Do Thái sống ở các vùng đất Bohemia, nhiều người trong số đó ở Praha. [[Đức Quốc xã]] cho giết chết khoảng 78.000 người. Khi kết thúc [[Thế chiến thứ hai]] vào ngày 1 tháng 5 năm 1945, tin tức tự tử của Hitler được biết tại Praha, bố trí từ Berlin treo [[cờ rủ]] ba ngày được tiến hành không có sự phản kháng. Chỉ khi quân đội Liên Xô tiếp cận thành phố, trong thành phố mới có các cuộc nổi dậy của dân Praha và chiến đấu giăng chướng ngại vật vào buổi chiều ngày 4 tháng 5. Ngày 9 Tháng 5, quân đội của tướng Vlasov, người thậm chí trước đó đã chiến đấu bên phía quân đội Đức, vào tới thành phố và đã hỗ trợ những người nổi dậy. Hồng quân cuối cùng lấy được Praha sau những chống cự mạnh mẽ. Theo lệnh của nhà độc tài [[Liên Xô]] [[Stalin]] nhiều thành viên của các đơn vị Praha của quân đội Vlasov cũng như chính Vlasov bị cầm tù.
 
Ngay sau khi chiến tranh kết thúc vào tháng 5 năm 1945, hầu hết các người Đức ở Praha bị trục xuất. Nhiều người trong số này ban đầu bị giam giữ, khoảng 5.000 người bị giết chết hay chết trong các trại giam. 1945 trong khuôn khổ sắc lệnh Benes cả [[người Hungary]] ở Praha cũng bị tịch thu tài sản và cho đến năm 1947 một phần bị trục xuất sang Hungary hoặc buộc tái định cư. Vào tháng 2 năm 1948, Praha rơi vào chế độ cộng sản của Klement Gottwald.
 
Trong [[mùa xuân Praha]] năm 1968 chính quyền cố gắng một cách hòa bình, thay thế chủ nghĩa xã hội độc tài hiện hành (nhiều người Séc cho là " chủ nghĩa phát xít đỏ ") bằng một "[[mùa xuân Praha|chủ nghĩa xã hội với một khuôn mặt con người]]". Nhưng việc này đã bị quân đội [[Khối Warsaw]] dùng bạo lực vũ khí đập tan.