Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sao Hỏa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Trantrongnhan100YHbot (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 117.3.246.1
n replaced: tháng 11, 20 → tháng 11 năm 20 (2), tháng 5, 20 → tháng 5 năm 20 (2), tháng 3, 20 → tháng 3 năm 20 (3), tháng 2, 20 → tháng 2 năm 20 (2), tháng 2, 19 → tháng 2 năm 19, tháng 7, 19 → th using AWB
Dòng 175:
Do Sao Hỏa không có đại dương và vì vậy không có 'mực nước biển', nên các nhà khoa học phải lựa chọn một bề mặt có cao độ bằng 0, tương tự như mực nước biển, làm bề mặt tham chiếu; mặt này được gọi là ''areoid'' <ref name=NASAMola2007/> của Sao Hỏa, tương tự như [[geoid]] của Trái Đất. Cao độ 0 được xác định tại độ cao mà ở đó áp suất khí quyển Hỏa Tinh bằng 610,5&nbsp;[[Pascal (đơn vị)|Pa]] (6,105&nbsp;mbar).<ref name=pers66/> Áp suất này tương ứng với [[điểm ba trạng thái]] của nước, và bằng khoảng 0,6% áp suất tại mực nước biển trên Trái Đất (0,006&nbsp;atm).<ref name=lunine99/> Ngày nay, mặt geoid hay areoid được xác định một cách chính xác nhờ những vệ tinh khảo sát trường hấp dẫn của Trái Đất và Sao Hỏa.
 
{{wide image|Victoria_Crater%2C_Cape_Verde-Mars.jpg|1100px|Ảnh màu gần đúng về miệng hố [[:en:Victoria Crater|Victoria]], chụp bởi robot tự hành Opportunity. Nó được chụp trong thời gian ba tuần từ 16 tháng 10 – 6 tháng 11, năm 2006.}}
 
==== Địa hình va chạm ====
Dòng 220:
Khoảng cách trung bình từ Sao Hỏa đến Mặt Trời vào khoảng 230 triệu km (1,5 AU) và chu kỳ quỹ đạo của nó bằng 687 ngày Trái Đất. Ngày mặt trời (viết tắt [[:en:Timekeeping on Mars|sol]]) trên Sao Hỏa hơi dài hơn ngày Trái Đất và bằng: 24 giờ, 39 phút, và 35,244 giây. Một năm Sao Hỏa bằng 1,8809 năm Trái Đất; hay 1 năm, 320 ngày, và 18,2 giờ.<ref name="nssdc" />
 
Độ nghiêng trục quay bằng 25,19 độ và gần bằng với độ nghiêng trục quay của Trái Đất.<ref name="nssdc" /> Kết quả là Sao Hỏa có các mùa gần giống với Trái Đất mặc dù chúng có thời gian kéo dài gần gấp đôi trong một năm dài hơn. Hiện tại hướng của [[bắc Cực|cực bắc]] Hỏa Tinh nằm gần với [[sao|ngôi sao]] [[Sao Deneb|Deneb]].<ref name=barlow08/> Sao Hỏa đã vượt qua cận điểm quỹ đạo vào tháng 3, năm 2011 và vượt qua viễn điểm quỹ đạo vào tháng 2, năm 2012.<ref name=mars2010/>
 
Sao Hỏa có [[độ lệch tâm quỹ đạo]] tương đối lớn vào khoảng 0,09; trong bảy hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời, chỉ có [[Sao Thủy]] có độ lệch tâm lớn hơn. Các nhà khoa học biết rằng trong quá khứ Sao Hỏa có quỹ đạo tròn hơn so với bây giờ. Cách đây khoảng 1,35 triệu năm Trái Đất, Sao Hỏa có độ lệch tâm gần bằng 0,002, nhỏ hơn nhiều so với Trái Đất ngày nay.<ref name=mars_eccentricity/> Chu kỳ độ lệch tâm của Sao Hỏa bằng 96.000 năm Trái Đất so với chu kỳ lệch tâm của Trái Đất bằng 100.000 năm.<ref name=Meeus2003/> Sao Hỏa cũng đã từng có chu kỳ lệch tâm bằng 2,2 triệu năm Trái Đất. Trong vòng 35.000 năm trước đây, quỹ đạo Sao Hỏa trở lên elip hơn do ảnh hưởng hấp dẫn từ những hành tinh khác. Khoảng cách gần nhất giữa Trái Đất và Sao Hỏa sẽ giảm nhẹ dần trong vòng 25.000 năm tới.<ref name=Baalke2003/>
Dòng 235:
== Vệ tinh tự nhiên ==
{{chính|Vệ tinh tự nhiên của Sao Hỏa|Phobos (vệ tinh)|Deimos (vệ tinh)}}
{{Multiple image|direction=vertical|align=right|image1=Phobos colour 2008.jpg|image2=Deimos-MRO.jpg|width=200|caption1=Ảnh màu chụp bởi ''[[Mars Reconnaissance Orbiter]]'' – ''HiRISE'', ngày 23 tháng 3, năm 2008|caption2=Ảnh màu Deimos chụp ngày 21 tháng 2, năm 2009 cũng bởi tàu này (không theo tỷ lệ)}}
 
Sao Hỏa có hai vệ tinh tự nhiên tương đối nhỏ, [[Phobos (vệ tinh)|Phobos]] và [[Deimos (vệ tinh)|Deimos]], chúng quay quanh trên những quỹ đạo khá gần hành tinh. Lý thuyết về tiểu hành tinh bị hành tinh đỏ bắt giữ đã thu hút sự quan tâm từ lâu nhưng nguồn gốc của nó vẫn còn nhiều bí ẩn.<ref name=esa31031/> Nhà thiên văn học [[Asaph Hall]] đã phát hiện ra 2 vệ tinh này vào năm 1877, và ông đặt tên chúng theo tên các nhân vật trong [[thần thoại Hy Lạp]] là [[Phobos (thần thoại)|Phobos]] (đau đớn/sợ hãi) và [[Deimos (thần thoại)|Deimos]] (kinh hoàng/khiếp sợ), hai người con cùng tham gia những trận đánh của vị thần chiến tranh [[Ares]]. Ares trong thần thoại La Mã tên là Mars (mà người La Mã dùng tên của vị thần đó đặt tên cho Sao Hỏa).<ref name=theoi/><ref name=qjras19/>
Dòng 300:
== Quá trình thám hiểm ==
{{chính|Thám hiểm Sao Hỏa}}
[[Tập tin:Mars Viking 11h016.png|phải|nhỏ|Tàu đổ bộ [[Viking 1]] vào tháng 2, năm 1978.]]
 
Hàng tá tàu không gian, bao gồm tàu quỹ đạo, tàu đổ bộ, và robot tự hành, đã được gửi đến Sao Hỏa bởi [[chương trình không gian Liên Xô|Liên Xô]], [[NASA|Hoa Kỳ]], [[cơ quan vũ trụ châu Âu|châu Âu]], và [[Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản|Nhật Bản]] nhằm nghiên cứu bề mặt, khí hậu và địa chất hành tinh đỏ. Đến năm 2008, chi phí cho vận chuyển vật liệu từ bề mặt Trái Đất lên bề mặt Sao Hỏa có giá xấp xỉ 309.000[[Đô la Mỹ|US$]] trên một kilôgam.<ref name=universe307/>
Dòng 310:
=== Các phi vụ trong quá khứ ===
[[Tập tin:1972 CPA 4114.jpg|nhỏ|trái|Tàu [[Mars 3]] trên con tem năm 1972.]]
Chuyến bay ngang qua Sao Hỏa thành công đầu tiên bởi tàu [[Mariner 4]] của NASA vào ngày 14–15 tháng 7, năm 1965. Ngày 14 tháng 11, năm 1971 tàu [[Mariner 9]] trở thành tàu không gian đầu tiên quay quanh một hành tinh khác khi nó đi vào quỹ đạo quanh Sao Hỏa.<ref name=nasa_mariner9/> Con tàu đầu tiên đổ bộ thành công xuống bề mặt là hai tàu của [[Liên Xô]]: [[Mars 2]] vào ngày 27 tháng 11 và [[Mars 3]] vào ngày 2 tháng 12, năm 1971, nhưng cả hai đã bị mất tín hiệu liên lạc chỉ vài giây sau khi đổ bộ thành công. Năm 1975 NASA triển khai [[chương trình Viking]] bao gồm hai tàu quỹ đạo, mỗi tàu có một thiết bị đổ bộ; và cả hai đã đổ bộ thành công vào năm 1976. Tàu quỹ đạo [[Viking 1]] còn hoạt động tiếp được 6 năm, trong khi [[Viking 2]] hoạt động được 3 năm. Các thiết bị đổ bộ đã gửi bức ảnh màu toàn cảnh tại vị trí đổ bộ về Sao Hỏa<ref name=other_missions/> và hai tàu quỹ đạo đã chụp ảnh bề mặt hành tinh mà vẫn còn được sử dụng cho tới ngày nay.
 
Tàu thám hiểm của Liên Xô [[chương trình Phobos|Phobos 1 và 2]] được gửi đến Sao Hỏa năm 1988 nhằm nghiên cứu hành tinh và hai vệ tinh của nó. Phobos 1 bị mất liên lạc trong hành trình đến Sao Hỏa còn Phobos 2 đã thành công khi chụp ảnh được Sao Hỏa và vệ tinh Phobos nhưng đã không thành công khi gửi thiết bị đổ bộ xuống bề mặt Phobos.<ref name=nature341/>
Dòng 318:
{{Multiple image|direction=vertical|align=right|image1=MER Spirit Lander Pan Sol16-A18R1 br2.jpg|image2=PhoenixSolarPanelandRoboticArm.png|width=200|caption1=Robot Spirit đổ bộ lên Sao Hỏa năm 2004|caption2=Nhìn từ tàu đổ bộ ''Phoenix'' năm 2008}}
 
Tàu đổ bộ Phoenix đã hạ cánh xuống vùng cực bắc Sao Hỏa vào ngày 25 tháng 5, năm 2008.<ref name=ua_phoenix/> Cánh tay robot của nó được sử dụng để đào đất và sự có mặt của băng nước đã được xác nhận vào ngày 20 tháng 6.<ref name=phoenix_water/><ref name=uanews_frozen_water/><ref name=uanews_frozen_water/> Phi vụ này kết thúc vào ngày 10 tháng 11, năm 2008 sau khi liên lạc với tàu thất bại.<ref name="BBC_NASA_Mission_Declared_Dead"/>
 
Tháng 11 năm 2011, phi vụ [[Fobos-Grunt]] và [[Huỳnh Hỏa 1]] được phóng lên trong chương trình hợp tác giữa Liên bang Nga và Trung Quốc. Nhưng tàu Fobos-Grunt đã không khởi động được động cơ đẩy sau khi nó được phóng lên quỹ đạo quanh Trái Đất. Fobos-Grunt là phi vụ gửi một tàu quỹ đạo đến Sao Hỏa đồng thời phóng một thiết bị đổ bộ xuống vệ tinh Phobos nhằm thu thập mẫu đất đá sau đó gửi về Trái Đất. Các nhà khoa học Nga đã không thể liên lạc được với tàu và khả năng con tàu sẽ rơi trở lại Trái Đất vào tháng 1 năm 2012.
Dòng 379:
=== Thiên văn trên Sao Hỏa ===
{{chính|Thiên văn trên Sao Hỏa}}
[[Tập tin:15-ml-06-phobos2-A067R1.jpg|nhỏ|190px|Phobos đi qua [[Mặt Trời]], chụp từ robot ''Opportunity'' vào ngày 10 tháng 3, năm 2004.]]
Với những tàu quỹ đạo, tàu đổ bộ và robot tự hành đang hoạt động trên Sao Hỏa mà các nhà thiên văn học có thể nghiên cứu [[thiên văn học]] từ bầu trời Sao Hỏa. Vệ tinh Phobos hiện lên có [[đường kính góc]] chỉ bằng một phần ba so với lúc Trăng tròn trên Trái Đất, trong khi đó Deimos hiện lên như một ngôi sao, chỉ hơi sáng hơn Sao Kim một chút khi nhìn Sao Kim từ Trái Đất.<ref name=pl_org_deimos/>
 
Dòng 391:
 
Khi Sao Hỏa tiến gần vào vị trí xung đối nó bắt đầu vào giai đoạn của chuyển động nghịch hành biểu kiến khi quan sát từ Trái Đất, có nghĩa là nó dường như di chuyển ngược lại thành vòng tròn trên nền bầu trời. Khoảng thời gian diễn ra chuyển động nghịch hành trong khoảng 72 ngày và Sao Hỏa đạt đến độ sáng biểu kiến cực đại vào giữa giai đoạn này.<ref name=zeilik02/>
[[Tập tin:MarsSunsetCut.jpg|nhỏ|trái|600px|Ảnh chụp Mặt Trời lặn ở hố va chạm Gusev chụp bởi robot Spirit vào ngày 19 tháng 5, năm 2005.]]
{{clear}}
=== Những lần tiếp cận gần nhất ===