Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 125:
Sau khi Tống Anh Tông mất vào năm 1067, trưởng tử là Triệu Húc kế vị, tức Tống Thần Tông. Trong thời gian Tống Thần Tông tại vị, chế độ được chế định vào đầu thời Tống đã sản sinh nhiều tệ nạn, dân sinh xuất hiện thụt lùi, còn có nguy cơ từ Liêu và Tây Hạ. Do vậy, Tống Thần Tông kiên định ý chí cải cách. Tống Thần Tông bắt đầu sử dụng đại thần trứ danh thuộc phái cải cách là [[Vương An Thạch]] thi hành tân pháp, bổ nhiệm làm 'tham tri chính sự'. Tân pháp mà Vương An Thạch thi hành bao gồm "quân thâu", "thanh miêu", "miễn dịch", "thị dịch", "bảo giáp", "bảo mã", "phương điền quân thuế".. Tuy nhiên, việc thực hành tân pháp gặp phải trở ngại mãnh liệt của phái bảo thủ do [[Tư Mã Quang]] lãnh đạo. Cộng thêm thiên tai không ngừng, quyết tâm thực hành tân pháp của Tống Thần Tông có dao động{{RefTag|1={{chú thích sách|author=王明蓀|title=《中國通史 宋遼金元史》〈第二章 北宋的外患-遼與夏〉|pages=第45頁}}}} Năm Hi Ninh thứ 7 (1074), phương bắc gặp hạn hán nghiêm trọng, quan viên Trịnh Hiệp trình lên Tống Thần Tông một tranh về lưu dân, cảnh tượng trong tranh rất bi thương, Tống Thần Tông bị tác động mạnh về tâm lý. Ngày hôm sau, Tống Thần Tông liền hạ lệnh bãi 18 khoản trong tân pháp như "thanh miêu", "phương điền", "miễn dịch". Mặc dù những pháp lệnh này được khôi phục không lâu sau đó, song giữa Tống Thần Tông và Vương An Thành bắt đầu không tín nhiệm nhau. Tháng tư năm Hi Ninh thứ 7, Vương An Thạch lần đầu tiên bị bãi chức tể tướng, đi cai quản [[Nam Kinh|Giang Ninh phủ]]. Sau đó, quan viên trong phái biến pháp là Lã Huệ Khanh tự ý làm bậy, Vương An Thạch do vậy được phục chức hồi kinh, song vẫn gặp trở ngại mãnh liệt từ phái bảo thủ. Tháng sáu năm Hi Ninh thứ 9 (1076), trưởng tử của Vương An Thạch từ trần, Vương An Thạch nhân việc này kiên quyết cầu thoái, Tống Thần Tông vào tháng mười lại bãi chức vị tể tướng của ông, về sau Vương An Thạch không luận chính sự{{RefTag|1={{chú thích sách|title=《中國文明史 宋遼金時期》〈宋代 第一章 波瀾起伏的宋代政治〉|pages=第217頁}}}}
 
[[Tập tin:Wang Anshi.jpg|thumb|110px200px|[[Vương An Thạch]].]]
Hậu nhân có nhìn nhận khác nhau nhiều về "Hi Ninh tân pháp", song dù sao hiệu quả của việc thi hành tân pháp không như kỳ vọng. Mặc dù việc thi hành tân pháp làm tăng đáng kể thu nhập tài chính quốc gia và diện tích canh tác, song lại gia tăng nghiêm trọng gánh nặng của bình dân. Trên phương diện quân sự, cải cách của Hi Ninh tân pháp dừng tại giải quyết phần ngọn, lực chiến đấu của quân đội không được cải thiện rõ ràng. Cộng thêm quan niệm của Vương An Thạch mới lạ, cần thời gian rất dài mới có thể thi hành toàn diện hơn 10 hạng mục cải cách, khiến biến pháp rơi vào khốn cảnh muốn đẩy nhanh song không đạt{{RefTag|1={{chú thích sách|author=王明蓀|title=《中國通史 宋遼金元史》〈第二章 北宋的外患-遼與夏〉|pages=第51頁}}}} Thời kỳ sau thi hành tân pháp, độ lệch giữa pháp lệnh và chấp hành ngày càng lớn, một số biện pháp từ làm lợi cho dân biến thành nhiễu dân. Trong quá trình chấp hành tân pháp, việc dùng người không thích hợp còn là nguyên nhân sau cùng làm mất lòng dân, thành viên phái biến pháp như Lã Khanh, [[Tăng Bố]], Lý Định và [[Sái Kinh]] đều là người có phẩm cách và cá tính chịu nhiều tranh nghị, bị cho là tiểu nhân. Hoàng Nhân Vũ (1918-2000) từng bình luận về cải cách này: "Trước thời chúng ta chín trăm năm, Trung Quốc đã có trù tính sử dụng biện pháp quản chế tài chính nhằm thao túng quốc sự, phạm vi và bề sâu chưa từng được đề xuất tại các khu vực khác trên thế giới."{{RefTag|1={{chú thích sách|author=黃仁宇|title=《中國大歷史》〈第十一章 北宋:大膽的試驗〉|pages=第166頁}}}}