Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 113:
 
=== Bắc ngự Liêu hạ ===
[[Tập tin:Zhenzong.jpg|thumb|left|150px200px|[[Tống Chân Tông|Tống Chân Tông Triệu Hằng]]]]
Tống Chân Tông kế tục ''"Hoàng Lão chính trị, [[Vô vi (Đạo giáo)|Vô sở tác vi]]"'' vào cuối thời Tống Thái Tông. Từ sau Bắc phạt thời niên hiệu Ung Hy, triều Liêu thường tấn công khu vực giao giới Tống-Liêu, đến năm Cảnh Đức thứ 1 (1004) cuối cùng diễn biến thành chiến tranh xâm chiếm đại quy mô.{{RefTag|1={{chú thích sách|author=王明蓀|title=《中國通史 宋遼金元史》〈第二章 北宋的外患-遼與夏〉|pages=第30頁}}}} Tể tướng [[Khấu Chuẩn]] cực lực chủ trương kháng chiến, kết quả Tống Chân Tông thân chinh, sĩ khí quân Tống phấn chấn cao độ, giao chiến ác liệt với quân Liêu dưới thành [[Bộc Dương|Thiền châu]], quân Liêu cầu hòa. Trải qua nhiều lần giao thiệp, hai triều đại nghị hòa thành công. Nội dung chủ yếu của hòa ước là: Mỗi năm Tống trao cho Liêu 20 vạn xấp lụa, mười vạn lượng bạc, hai bên là quốc gia huynh đệ, sử gọi hòa ước này là ''"Thiền Uyên chi minh"''. Qua các thời đại, quan điểm phê bình hòa ước là chủ đạo, nhận định mục đích chiến lược là thu hồi Yên Vân thập lục châu chưa đạt được, bên thắng lợi quân sự hàng năm phải dùng một lượng của cải lớn để đổi lấy hòa bình, là điều sỉ nhục. Những quan điểm đồng tình thì nhận định bản thân việc đánh lui quân Liêu nam xâm đã là thắng lợi, thời Tống kinh thế phát đạt, gánh nặng theo hòa ước không quá lớn, khó có thể nói là điều ước ép buộc.{{RefTag|1={{chú thích sách|title=《中國文明史 宋遼金時期》〈宋代 第一章 波瀾起伏的宋代政治〉|pages=第210頁}}}}.