Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Nguyễn Quang 1234 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 14.162.149.96
n →‎Một thành viên đến từ thế giới Hồi giáo: quan ngại không phải là "quan tâm và lo ngại", replaced: quan ngại → lo ngại using AWB
Dòng 165:
Kể từ sau khi [[Đế quốc Ottoman]] sụp đổ, khu vực [[Trung Đông]] chịu ảnh hưởng sâu đậm của [[Hồi giáo]] là vùng đất triền miên xảy ra những tranh chấp quốc tế. Những xung đột bùng nổ từng hồi từng lúc trong vùng buộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc phải can thiệp qua thông nhiều cuộc tranh luận và nhiều nghị quyết. Do đó, triển vọng giới thiệu một quốc gia Hồi giáo cho vị trí thường trực tại Hội đồng làm nhiều người lo âu, nhất là khi thành viên này được ban cho đặc quyền phủ quyết.
 
Bên ngoài thế giới Hồi giáo, đặc biệt là tại Mỹ, những nhà bình luận nêu lên các quanlo ngại cho rằng một thành viên Hồi giáo có thể sẽ dùng quyền phủ quyết để ngăn cản Liên Hiệp Quốc sử dụng vũ lực tại Trung Đông hoặc tại biên giới giữa các quốc gia Hồi giáo (như trường hợp [[Kashmir]] và [[Chechnya]]), như vậy sẽ dẫn đến việc vô hiệu hoá sức mạnh của Liên Hiệp Quốc trong khu vực này. Tình trạng thiếu dân chủ tại các quốc gia Trung Đông cũng là một lý cớ khác được các bình luận gia phương Tây đưa ra nhằm chống lại ý tưởng mời các quốc gia này gia nhập câu lạc bộ những thành viên thường trực với đặc quyền phủ quyết.
 
Đồng thời, đề án cải tổ của nhóm G-4 đã chối bỏ quyền có đại diện thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho hơn 1,6 tỉ người Hồi giáo trên khắp thế giới. Đây cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong thế giới Hồi giáo và tạo ra ảnh hưởng tiêu cực cho uy tín của Liên Hiệp Quốc khi tổ chức này tham gia giải quyết các điểm nóng xảy ra tại Trung Đông và trong thế giới Hồi giáo. Tháng 6 năm 2005, các ngoại trưởng thuộc [[Tổ chức Hợp tác Hồi giáo]] (OIC) ra tuyên bố yêu cầu một ghế thường trực cho thế giới Hồi giáo tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.