Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Nam Định (1883)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: replaced: ==Tài liệu tham khảo== → ==Tham khảo== using AWB
n replaced: tháng 3 18 → tháng 3 năm 18, tháng 2, 18 → tháng 2 năm 18, tháng 11, 18 → tháng 11 năm 18 using AWB
Dòng 32:
Phía Việt Nam cũng cầu viện [[nhà Thanh]]. Bắc Kinh vốn coi nhà Nguyễn là chư hầu bèn tiếp viện quân Cờ đen; về mặt ngoại giao [[nhà Thanh]] cũng báo với Paris rằng Trung Hoa không chấp nhận người Pháp chiếm đất phên giậu Bắc Kỳ. Mùa hè năm 1882, Tổng Đốc [[Vân Nam]] là Tạ Kính Bưu điều quân Thanh từ [[Vân Nam]] và [[Quảng Tây]] vượt biên giới tiến vào Bắc Kỳ, chiếm đóng một dải từ thượng du [[Lạng Sơn]], [[Hưng Hóa (định hướng)|Hưng Hóa]] xuống tận trung du [[Bắc Ninh]].<ref>Lung Chang, 90–91; Marolles, 133–44</ref> Đại binh nhà Thanh ở dọc biên giới Quảng Đông, Quảng Tây cũng động binh. Bộ trưởng Pháp đặc trách Trung Hoa, Frédéric Bourée, trước nguy cơ chiến tranh với Trung Quốc tìm cách thỏa thuận với đại diện Thanh triều là Tổng lý nha môn [[Lý Hồng Chương]] vào cuối năm 1882 để chia đất Bắc Kỳ, phân định thành hai vùng ảnh hưởng của nhà Thanh và Pháp. Tuy nhiên việc không thành. Nhà Thanh không chấp nhận vì cho là Lý Hồng Chương nhượng bộ quá nhiều. Về mặt Pháp thì chính phủ mới của [[Jules Ferry]] bác bỏ thỏa thuận này vào tháng 3 năm 1883, và triệu hồi Bourée về nước.<ref>Eastman, 57–65</ref>
 
Trong khi mặt ngoại giao còn bế tắc thì H Rivière vẫn đóng binh trong thành. Nội các Jules Ferry sau đó quyết định tăng viện cho Nam Kỳ thêm 700 binh sĩ và phái tàu ''Corrèze'' chở sang. Tàu cập bến Sài Gòn ngày 13 tháng 2, năm 1883. Thống đốc Nam Kỳ lúc bấy giờ là Le Myre de Villers lại điều tàu ''Corrèze'' ra Bắc Kỳ vào ngày 15 tháng 02 1883 giúp Rivière. Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa khi biết tin liền gởi công điện cấp sang Sài Gòn ngày 10 tháng 11, năm 1882, cách chức Le Myre de Villers vì cho là đương sự vượt quá quyền hạn; Charles Thomson được phái sang, nhậm chức ngày 12 tháng 01 1883 để tìm cách giải quyết xung đột nhưng tình hình ngày càng phức tạp.<ref>A.Delvaux; sách đã dẫn</ref>
Tại Pháp, Nội các chính phủ vẫn không nhất trí về chính sách thuộc địa; một phe muốn rút khỏi Bắc Kỳ. Phe kia đòi xúc tiến quyết liệt hơn. Vì bất đồng mà nội các Pháp trong vài tháng đã phải thay đổi nhân sự mấy lần; bộ trưởng Hải ngoại và Thuộc Địa Jauréguiberry phải rút lui nhường cho Charles Brun.
Dòng 39:
 
==Diễn biến==
[[Hình:Citadel of Nam Dinh.jpg|thumb|right|240px|Thành Nam Định, tháng 3 năm 1883]]
Rivière thông báo cho [[Thống đốc Nam Kỳ]] là Thomson cho biết rằng [[tổng đốc]] Nam Định đã tuyển mộ từ 10 đến 20 ngàn dân phu để đắp các chướng ngại vật trên các sông ngòi nhằm chặn đường thông thương và tiếp vận của quân Pháp cửa biển vào. Nhân lúc có thêm quân lính vừa được Sài Gòn gởi ra tăng viện, Rivière quyết định đánh chiếm lấy thành Nam Định.