Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Overlord (1944)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n →‎Không quân, lính dù tham gia trận chiến: replaced: tháng 6 19 → tháng 6 năm 19 using AWB
Dòng 67:
Nếu như việc nhảy dù không mấy thành công thì việc đổ bộ tại 4 trong 5 bãi tiến hành tương đối khá tốt. Quân Đức hoàn toàn bất ngờ về việc quân Đồng minh đổ bộ lúc nửa triều nên không thực hiện được chiến thuật tác xạ đã bàn giao trước đó. Quân Đức phải mất một thời gian để chỉnh lại góc tác xạ của [[đại liên]], cối, pháo tạo điều kiện cho quân Đồng minh tìm được chỗ ẩn náu để mở cuộc tiến công. Việc đánh bom chuẩn bị dọn đường cho quân đổ bộ với việc thả hơn 5000 tấn bom từ 1036 phóng pháo cơ Mỹ tuy có hiệu quả nhưng lại không dứt điểm được các công sự bằng bêtong của quân Đức. Ngược lại [[ca nông]] bắn đi từ các tàu chiến phe Đồng minh lại đạt hiệu quả rất cao. Các [[thiết giáp hạm]] Nelson, Ramillies, Roberts, Erebus liên tục nã đại pháo 406 mm và 380 mm chính xác vào phòng tuyến đối phương chẳng hạn như các khẩu pháo của Đức đặt tại Houlgate có khả năng bắn trả vào cuộc đổ bộ của quân Anh. Nhưng tại mũi Hoc, với những đại pháo với tầm bắn bao trùm cả cửa ngõ sông Douve, trong khu vực đổ bộ của quân Mỹ thì hoàn toàn không hề hấn gì sau những trận mưa bom và hải pháo. Tiểu đoàn 2 biệt động quân Mỹ được lệnh phải hạ các [[lô cốt]] và thiệt mất 1135 binh sĩ.
 
Hoạt động của ba sư đoàn dù, sư đoàn 6 không kị Anh, sư đoàn 82 và sư đoàn 101 không kị Mỹ - cũng đã phần nào tạo thuận lợi cho 4 sư đoàn bộ binh Mỹ tại các đụn cát giữa [[Vareville]] và [[Madeleine]], phía nam Cotentin. Các đơn vị đã có thể tiến dọc theo những lộ trình đã được vạch sẵn và giải toả mọi mìn bẫy. Các đoàn quân này ngay trong chiều ngày 6 tháng 6 năm 1944 đã đến được khu vực [[làng Sainte-Mere-Eglise]] mà mới sáng hôm đó là điểm nhảy dù của sư đoàn không kị 82 của Mỹ. Trong lúc đó, quân Đức chuẩn bị cho 1 cuộc phản công do đó quân Mỹ đổ bộ lên bãi Omaha đã gặp phải sự kháng cự mãnh liệt của quân Đức. Những tràng đại liên và pháo của sư đoàn bộ binh 352 của Đức khiến quân Mỹ gặp rất nhiều tổn thất trước khi đến được [[Isigny]] ở phía Tây và liên lạc với quân Anh ở hướng Đông. Cơn tắm máu ở bãi Omaha không chỉ do sức kháng cự của quân Đức mà còn do sai lầm của quân Đồng Minh khi không sử dụng các chiến xa vô hiệu hóa các công sự phòng thủ trên bãi. Ngược lại, quân Anh và Canada lại sử dụng triệt để các chiến xa phá mìn trong khu vực [[bãi Gold]] và [[bãi Juno]]. Quân Canada nhanh chóng giải phóng [[Bayeux]] và mãi đến chiều tối Đức mới phản công lần nữa bằng việc đưa sư đoàn thiết xa [[Panzer 21]] ra trận. Đến chiều ngày 8 tháng 6 thì đầu cầu đổ bộ đã hình thành rõ ràng và vững chắc, quân Đồng minh đã bắt liên lạc được với nhau giữa năm bãi đổ bộ, chiếm đóng 56 km bờ biển với chiều sâu từ 8 đến 16 km. Chiến dịch Overlord xem như thành công và quân Đức quá bất ngờ nên trở tay không kịp. Gần 1 ngày sau, quân Đức mới tổ chức phòng ngự và chuyển quân tiếp viện đến gần bờ biển với hi vọng đánh bật quân Đồng Minh ra khỏi bờ biển. Nhưng quân Đức phải xung trận trong điều kiện hoàn toàn bất lợi: không quân Đồng minh đã kiểm soát toàn bộ bầu trời, quân Đức phải sử dụng địa hình Normandie để tổ chức phòng ngự. Trận chiến Normandie phải tiếp tục kéo dài vì trong suốt tháng 6 quân Đồng minh chỉ lo củng cố đầu cầu đổ bộ hơn là tiếp tục tấn công.
 
Với bàn đạp vững chắc tại Normandie, chiến dịch của quân Đồng minh Mỹ - Pháp - Canada đã đại thắng. Phe Đồng minh hứng chịu ít tổn thất hơn dự đoán. Trong khi sức kháng cự của quân Đức cũng yếu ớt hơn dự đoán, quân Đồng minh đã tỏ ra nhanh chân hơn quân Đức trong việc bố trận.<ref name="gerradr78">Ken Ford, Howard Gerrard, ''Falaise 1944: death of an army'', các trang 7-8.</ref> Dẫu sao đi chăng nữa, tổn hại của quân Đồng Minh trong ngày đầu rất nặng nề, trong đó có 1074 binh sĩ Canada bị thương. Nhưng, thắng lợi quyết định của họ đã góp phần đánh đổ hoàn toàn Nhà nước phát xít Đức.<ref name="debates576"/>