Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Heavy metal”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Đặc điểm: sửa chính tả 3, replaced: sự dụng → sử dụng using AWB
n replaced: tháng 4, 20 → tháng 4 năm 20, tháng 3, 20 → tháng 3 năm 20 (2) using AWB
Dòng 49:
 
==== Cấu trúc giai điệu đặc trưng ====
Heavy metal thường dựa trên những đoạn [[riff]] tạo bởi 3 hòa âm chính tiêu biểu: các chuỗi thang âm thức, các chuỗi tam âm và đồng chuyển, và tác dụng của [[âm thể nền]]. Heavy metal truyền thống có khuynh hướng sử dụng thang âm thức, cụ thể là các âm thức [[Aeolian]] và [[Phrygian]].<ref>Walser (1993), p. 46</ref> Theo ngôn ngữ hòa âm, điều này có nghĩa là dòng nhạc này thường kết hợp các chuỗi hợp âm thức như chuỗi Aeolian I-VI-VII, I-VII-(VI), hoặc I-VI-IV-VII với chuỗi Phrygian ẩn chứa mối liên hệ giữa I và ♭II (ví dụ I-♭II-I, I-♭II-III, hoặc I-♭II-VII). Mối liên hệ căng âm [[đồng chuyển]] hoặc [[tam âm]] được sử dụng nhiều trong các chuỗi hợp âm của metal.<ref>Marshall, Wolf. "Power Lord—Climbing Chords, Evil Tritones, Giant Callouses," ''Guitar Legends'', tháng 4 năm 1997, p. 29</ref><ref name="MH">Dunn, Sam (2005). "[http://www.metalhistory.com/ Metal: A Headbanger's Journey]". Warner Home Video (2006). Truy cập 19 tháng 3, năm 2007</ref> Quãng tam âm, một quãng nối ba âm – ví dụ C và F# - là một nghịch âm cấm kị trong giáo hội trung cổ. Điều này khiến các thầy tu gọi nó là diabolus in musica – "con quỷ trong âm nhạc".<ref>The first explicit prohibition of that interval seems to occur with the "development of [[Guido of Arezzo]]'s [[hexachord]]al system which made B flat a [[diatonic]] note, namely as the 4th degree of the hexachordal on F. From then until the end of Renaissance the tritone, nicknamed the 'diabolus in musica', was regarded as an unstable interval and rejected as a consonance" (Sadie, Stanley [1980]. "Tritone", in ''The New Grove Dictionary of Music and Musicians'', 1st ed. MacMillan, pp. 154–5. ISBN 0-333-23111-2. See also Arnold, Denis [1983]. "Tritone", in ''The New Oxford Companion to Music, Volume 1: A-J''. Oxford University Press. ISBN 0-19-311316-3). During the [[Baroque music|Baroque]] và [[Classical period (music)|Classical]] eras, the interval came to be accepted, though in a specific, controlled way. It is only during the [[Romantic music|Romantic era]] and in [[20th century classical music|modern classical music]] that composers have used it freely, exploiting the evil connotations with which it is culturally associated.</ref> Chính xuất phát từ biểu tượng này, nó thường được nhắc đến với cái tên "ma quỷ" trong tục lệ văn hóa Tây phương. Heavy metal sử dụng lượng lớn quãng tam âm trong các đoạn solo và riff, ví dụ như trong giai đoạn đầu của "[[Black Sabbath]]".
 
Heavy metal thường sử dụng rất nhiều âm thể nền để làm giai điệu chính. Một âm thể nền là một âm được duy trì, thường là trong phạm vi bass, trong đó có ít nhất một ngoại điệu (ví dụ nghịch âm) được phát ra trong các phần khác.<ref>Kennedy (1985), "Pedal Point," p. 540</ref>
Dòng 78:
{{Xem thêm|Thrash metal}}
[[Tập tin:Slayer, The Fields of Rock, 2007.jpg|nhỏ|trái|250px| Nhóm thrash [[Slayer]] biểu diễn năm 2007]]
Dòng thrash metal bắt đầu xuất hiện vào những năm đầu thập kỉ 80, chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng nhạc [[hardcore punk]] và trào lưu nhạc heavy metal mới của nước Anh<ref name="GTM">[http://www.allmusic.com/explore/style/d373 "Genre—Thrash Metal"]. Allmusic. Truy cập 3 tháng 3, năm 2007.</ref> đặc biệt là các bản nhạc sử dụng phong cách tăng tốc gọi là [[speed metal]]. Phong trào thrash metal bắt đầu tại Mĩ, với đầu tàu là các buổi biểu diễn của một số band tại Bay Area, [[California]]. Âm nhạc của các nhóm thrash có đặc điểm là mạnh mẽ và dữ dội hơn dòng nhạc metal gốc cũng như dòng [[glam rock]] xuất hiện sau nó.<ref name="GTM"/> Những cú riff ghitar với quãng âm thấp thường làm nền cho guitar lead sử dụng kĩ thuật lướt nhanh (shredding). Lời hát thường thể hiện quan điểm của chủ nghĩa hư vô hoặc đề cập tới các vấn đề xã hội với ngôn từ đẫm máu và đầy nội tâm. Thrash metal được mô tả như một dạng ‘’nhạc tai họa của đô thị’’ hay ‘’một người anh em họ xanh xao của rap’’
 
Dòng thrash metal được phổ biến rộng rãi tới người nghe bởi 4 nhóm thrash lớn (Big Four): [[Metallica]], [[Anthrax]], [[Megadeth]] và [[Slayer]].<ref>Walser (1993), p.14</ref> 3 nhóm thrash đến từ nước Đức [[Kreator]], [[Sodom]], and [[Destruction]] đóng góp quan trọng vào sự phát triển của thrash tại châu Âu. Ngoài ra có thể kể đến đóng góp của các nhóm nhạc đến từ các buổi biểu diễn tại Bay Area là [[Testament]] và [[Exodus]], nhóm nhạc New Jersey [[Overkill]], và nhóm [[Sepultura]] của Brazil. Bắt đầu từ một trào lưu âm nhạc ngầm tồn tại tới gần 1 thập kỉ, thrash đã dần dần tiếp cận được một lớp công chúng đông đảo hơn nhờ vào sự phát triển của một số nhóm như Metallica, Megadeth.. Năm 1986, album ''[[Master of Puppets]]'' của Metallica lọt vào top 40 bảng xếp hạng album ''Billboard'', 2 năm sau, đến lượt album [[...And Justice for All]] đứng thứ 6 tại bảng xếp hạng này. Megadeth và Anthrax cũng có những bản rock lọt vào top 40.<ref>[http://web.archive.org/20070929225341/www.billboard.com/bbcom/retrieve_chart_history.do?model.chartFormatGroupName=Albums&model.vnuArtistId=5199&model.vnuAlbumId=758988 "Metallica—Artist Chart History"]; [http://web.archive.org/20070929144156/www.billboard.com/bbcom/retrieve_chart_history.do?model.chartFormatGroupName=Albums&model.vnuArtistId=5179&model.vnuAlbumId=933608 "Megadeth—Artist Chart History"]; [http://web.archive.org/20070929204614/www.billboard.com/bbcom/retrieve_chart_history.do?model.chartFormatGroupName=Albums&model.vnuArtistId=3982&model.vnuAlbumId=728383 "Anthrax—Artist Chart History"]. Billboard.com. Truy cập 7 tháng 4, năm 2007.</ref>
Mặc dù không thành công trên thị trường bằng các band khác trong nhóm bộ tứ, Slayer đã cho ra đời những bản thrash mang tính định hình cho thể loại nhạc trong album ''[[Reign in Blood]]'' (1986). Album này đã được mệnh danh là ‘’album nặng nhất mọi thời đại’’<ref name="Lostprophets scoop rock honours">{{chú thích web| title = Lostprophets scoop rock honours | publisher = BBC News | date = ngày 25 tháng 8 năm 2006 | url = http://news.bbc.co.uk/2/hi/entertainment/5282780.stm| accessdate = ngày 10 tháng 1 năm 2007}}</ref> 2 thập kỉ sau, ''[[Metal Hammer]]'' gọi nó là album tuyệt vời nhất trong 20 năm trở lại đây<ref name="Golden Gods Awards Winners">{{chú thích web| title = Golden Gods Awards Winners| publisher = Metal Hammer| date = ngày 13 tháng 6 năm 2006 | url = http://www.metalhammer.co.uk/news/?id=44410| accessdate = ngày 10 tháng 1 năm 2007}}</ref> Trong số khán giả của Slayer có cả những phần tử phát xít mới cực hữu, và người ta vẫn luôn buộc tội Slayer vì việc truyền bá bạo lực và tư tưởng phát xít <ref>Moynihan, Søderlind (1998), p. 30; O'Neil (2001), p. 164</ref> Đầu thập niên 90, thrash đã có được những thành công vượt bậc, thách thức và định nghĩa lại dòng metal chính thống <ref>Walser (1993), p. 15</ref> Album cùng tên của Metallica năm 1991 đã chiếm ngôi đầu bảng xếp hạng <ref>[http://www.billboard.com/#/charts/billboard-200?chartDate=1991-08-31 Billboard 200, chart date: 1991-08-31]</ref>, album ''[[Countdown to Extinction]]'' của Megadeth năm 1992 đứng vị trí thứ 2<ref>[http://www.billboard.com/#/charts/billboard-200?chartDate=1992-08-01 Billboard 200, chart date: 1992-08-01]</ref>, Anthrax và Slayer lọt vào top 10<ref>[http://www.billboard.com/#/charts/billboard-200?chartDate=1993-06-12 Billboard 200, chart date: 1993-06-12]; [http://www.billboard.com/#/charts/billboard-200?chartDate=1994-10-15 Billboard 200, chart date: 1994-10-15]</ref>, và album của những nhóm như Testament và Sepultura cũng lọt vào top 100.<ref>[http://www.billboard.com/#/album/testament/ritual/50471 Billboard 200 Chart Position: Testament – ''Ritual'', chart date: 1992-05-30]; [http://www.billboard.com/#/album/sepultura/chaos-a-d/147266 Billboard 200 Chart Position: Sepultura – ''Chaos A.D.'', chart date: 1993-11-06]</ref>