Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thời gian Mặt Trời”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: {{unreferenced|date=tháng 2 2016}} → {{chú thích trong bài}} using AWB
n →‎Thời gian Mặt Trời thực: replaced: tháng 6, 20 → tháng 6 năm 20 using AWB
Dòng 9:
Ngày Mặt Trời biểu kiến là một khoảng thời gian không cố định, có thể thay đổi từ ngày này qua ngày khác trong năm. Đó là do quỹ đạo của hành tinh quanh Mặt Trời không thực sự là [[đường tròn]] mà là đường elip và hành tinh không thực sự chuyển động tròn đều trên quỹ đạo. Theo [[những định luật của Kepler về chuyển động thiên thể|định luật Kepler]] về chuyển động của hành tinh trên quỹ đạo, hành tinh di chuyển nhanh hơn khi nó gần Mặt trời và chậm hơn khi nó ở xa Mặt trời. Điều này nghĩa là góc đi được trên quỹ đạo trong một ngày, tỷ lệ với chênh lệch thời gian giữa ngày Mặt Trời thực và ngày theo sao, sẽ lớn hơn tại [[củng điểm quỹ đạo#Cận điểm quỹ đạo|điểm cận nhật]] và ít hơn tại [[củng điểm quỹ đạo#Viễn điểm quỹ đạo|điểm viễn nhật]]. Suy ra tại điểm cận nhật, ngày Mặt Trời thực dài ra, và tại điểm viễn nhật, ngày này ngắn lại.
 
Đối với Trái Đất, do trục của Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh Mặt trời, đường đi của Mặt trời trên thiên cầu ([[đường hoàng đạo]]) nghiêng so với [[mặt phẳng xích đạo]] của Trái Đất. Khi Mặt trời đi qua hai [[điểm phân]] (giao điểm của [[đường Hoàng Đạo|mặt phẳng hoàng đạo]] và mặt phẳng xích đạo), hình chiếu của chuyển động này trên xích đạo sẽ chậm nhất. Khi Mặt trời đi qua hai [[điểm chí]] (lên cao nhất phía bắc và xuống thấp nhất về phía nam so với xích đạo), hình chiếu của chuyển động Mặt trời trên xích đạo sẽ là nhanh nhất. Do đó ngày Mặt trời biểu kiến sẽ ngắn hơn vào các ngày 26-27 tháng 3, 12-13 tháng 9 và dài hơn vào các ngày 18-19 tháng 6, năm 20-21 tháng 12. Những ngày này lệch đi một chút so với các ngày phân và ngày chí thực do điều chỉnh theo tốc độ nhanh/chậm của Trái Đất tại các điểm cận nhật và viễn nhật.
 
== Thời gian Mặt Trời trung bình ==