Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Văn Hưu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 20:
Theo sử gia Trần Trọng Kim trong tác phẩm Việt Nam sử lược, Đại Việt sử ký là bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Sau khi xâm lược Đại Ngu, nhà Minh đã đưa sách của nước nam về Trung Quốc, trong đó có 30 quyển Đại Việt sử ký, những sách ấy đã thất lạc.<ref name="ReferenceA">Việt Nam sử lược, soạn giả Trần Trọng Kim, Bộ giáo dục trung tâm học liệu xuất bản</ref>
 
''Hai trăm năm mươi năm sau, sử quan Ngô Sĩ Liên, đời vua Lê Thánh Tông, soạn lại bộ Đại Việt sử ký chép từ họ Hồng Bàng đến vua Lê Thái Tổ. Nghĩa là từ ông Ngô Sĩ Liên, ở về thập ngũ thế kỷ trở đi, thì sử ta mới chép truyện về đời thượng cổ.''<ref name="ReferenceA"/>
 
Đến nay bộ ''Đại Việt sử ký'' của Lê Văn Hưu không còn, nhưng những lời nhận xét của ông vẫn được ghi lại trong bộ ''Đại Việt sử ký toàn thư'', gồm 29 đoạn ghi: "Lê Văn Hưu viết...". Trong bài tựa ''Đại Việt sử ký ngoại kỉ toàn thư'', Ngô Sĩ Liên viết: "Văn Hưu là người chép sử giỏi đời Trần, Phu Tiên là bậc cổ lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước nhà, tìm khắp các tài liệu còn sót lại, tập hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa, thế là được rồi."