Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quy Sơn Linh Hựu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:Kuj san Ling ju.jpg|nhỏ|Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu]]
{{Thiền sư Trung Quốc}}
'''Quy Sơn Linh Hựu''' (zh. ''guīshān língyòu'' 潙山靈祐, ja. ''isan reiyū''), 771-853, là một vị Thiền sư Trung Quốc trứ danh, môn đệ của [[Bách Trượng Hoài Hải]] và thầy của [[Ngưỡng Sơn Huệ Tịch]]. Cùng với Ngưỡng Sơn, Sư khai sáng tông [[Quy Ngưỡng tông|Quy Ngưỡng]]. Sư là vị Thiền sư nổi danh nhất thời đó và môn đệ của Sư trên dưới không dưới 1500. Sư có tác phẩm ''[[Quy Sơn cảnh sách văn]]'', được phổ biến rộng rãi trong giới Thiền cho đến ngày nay.
===Cơ duyên và hành trạng===
Sư họ Triệu, quê ở Trường Khê, Phúc Châu. Sư xuất gia năm mười lăm tuổi và chăm học kinh luật [[Đại thừa]], [[Tiểu thừa]]. Ban đầu, Sư đến núi Thiên Thai, chú tâm nghiên cứu các bài luận của hai vị Đại luận sư Ấn Độ [[Vô Trước]] và [[Thế Thân]] với giáo lý Duy thức. Tương truyền Sư cũng có gặp hai dị nhân trong giới Thiền tại đây là [[Hàn Sơn]] và [[Thập Đắc]]. Không rõ là những bài luận nói trên có gây ấn tượng nào trong Sư không, nhưng chỉ ba năm sau đó (khoảng 796), Sư rời Thiên Thai và quyết định tham học với một vị Thiền sư. Sư đến Giang Tây yết kiến Thiền sư Bách Trượng. Bách Trượng thấy Sư liền cho nhập hội, nơi đây Sư đứng hàng đầu.
Cơ duyên ngộ đạo của Sư được ghi lại như sau: {{Thiền sư Trung Quốc}}
:Một lần, Bách Trượng hỏi Sư: "Ngươi đem được lửa đến chăng?" Sư thưa: "Đem được." Bách Trượng hỏi tiếp: "Lửa đâu?" Sư cầm một nhánh cây làm vẻ thổi lửa. Bách Trượng gạt qua và bảo: "Như sâu đục vỏ cây. Nhìn thì như chữ nhưng chẳng có nghĩa gì!"
:Hôm khác, Sư vừa đứng hầu, Bách Trượng liền hỏi: "Ai?" Sư thưa: "Con, Linh Hựu!" Bách Trượng bảo: "Ngươi vạch trong lò xem có lửa chăng?" Sư vạch ra thưa: "Không có lửa." Bách Trượng đứng dậy, đến vạch sâu trong lò được chút lửa, đưa lên chỉ Sư bảo: "Ngươi bảo không, cái này là cái gì!" Sư nghe vậy hoát nhiên đại ngộ. Bách Trượng bảo: "Đây là con đường rẽ tạm thời. Kinh nói ‘Muốn thấy Phật tính phải quán thời tiết nhân duyên, thời tiết đã đến như mê chợt ngộ, như quên rồi nhớ lại, mới biết tĩnh vật của mình không từ bên ngoài được.’ Cho nên Tổ sư bảo ‘Ngộ rồi đồng chưa ngộ, không tâm cũng không pháp.’ Chỉ là không tâm hư vọng phàm thánh. Xưa nay tâm pháp nguyên tự đầy đủ. Nay ngươi đã vậy, tự khéo gìn giữ."